Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tại Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị - thực trạng và giải pháp
- Ngày đăng: 02-12-2022
- 2515 lượt xem
.
1. Khái niệm thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Dưới góc độ pháp lý, theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp biên soạn, thì “thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó”.
Về thực tiễn, thẩm định là một thủ tục trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), do chủ thể có thẩm quyền thực hiện với mục đích nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách toàn diện về các vấn đề của dự án, dự thảo VBQPPL (nội dung, hình thức, kỹ thuật soạn thảo văn bản) nhằm bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản với hệ thống pháp luật và các yêu cầu khác về chất lượng của dự án, dự thảo VBQPPL theo quy định.
2. Vị trí, vai trò của thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Thẩm định là thủ tục bắt buộc và không thể thiếu trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chính thức xem xét, ban hành văn bản hoặc xem xét để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản.
Thẩm định chỉ được thực hiện bởi một số cơ quan có thẩm quyền được quy định trong Luật ban hành VBQPPL. Theo đó, các cơ quan được Luật giao thực hiện thẩm định gồm: Bộ Tư pháp; tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ; Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện.
Thông qua kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định sẽ cung cấp những thông tin, đưa ra những kiến nghị, đề nghị giúp cơ quan, người có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định ban hành văn bản hoặc quyết định trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Đối với cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định là một trong những cơ chế phản biện hiệu quả, khách quan, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan này trong công tác soạn thảo văn bản.
Hoạt động thẩm định giúp đánh giá toàn diện, đầy đủ các nội dung của dự thảo VBQPPL, góp phần bảo đảm tính khả thi của VBQPPL. Thông qua hoạt động thẩm định của cơ quan, người có thẩm quyền giúp đánh giá những mặt được, mặt chưa được của dự án, dự thảo, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của dự án, dự thảo văn bản.
Hoạt động thẩm định giúp tăng cường sự phối hợp giữa chủ thể soạn thảo hoặc ban hành VBQPPL với cơ quan, tổ chức hữu quan; đồng thời, là cơ chế hữu hiệu nhằm kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL.
3. Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tại Sở Tư pháp
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do UBND cấp tỉnh trình; các dự thảo nghị quyết, quyết định quy phạm pháp luật do cơ quan chuyên môn chủ trì soạn thảo.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, tại Sở Tư pháp, lãnh đạo Sở giao Phòng Xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính thực hiện thẩm định văn bản.
Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/10/2022, Sở Tư pháp đã tiến hành thẩm định 181 dự thảo VBQPPL(trong đó có 65 nghị quyết, 116 quyết định) . Đến nay, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 64 Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 108 Quyết định. Nhìn chung, chất lượng thẩm định văn bản QPPL ngày càng được cải thiện. Về cơ bản, các văn bản trước khi ban hành đều được Sở Tư pháp thẩm định, tránh được tình trạng bỏ sót văn bản chưa thẩm định đã ban hành. Nội dung thẩm định được thực hiện đầy đủ, có lập luận vững chắc về từng vấn đề theo yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua việc thẩm định dự thảo văn bản, đã phát hiện các nội dung không hợp hiến, hợp pháp, còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thống nhất với hệ thống pháp luật. Đa số các ý kiến thẩm định đã được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định được trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thẩm định văn bản vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế, đó là: Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì thời gian thẩm định đối với dự thảo VBQPPL hoặc đề nghị xây dựng nghị quyết có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định. Tuy nhiên, do cơ quan chủ trì soạn thảo chưa chủ động trong công tác soạn thảo nên đến khi gần sát kỳ họp HĐND thì mới gửi văn bản cho Sở Tư pháp thẩm định. Do đó, cùng lúc Sở Tư pháp phải thẩm định nhiều văn bản trong thời gian ngắn để kịp thời trình tại kỳ họp HĐND; Chất lượng lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa cao, đa số nhất trí với dự thảo văn bản; Công chức làm công tác thẩm định mặc dù đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định văn bản, tuy nhiên, các lĩnh vực thẩm định thuộc nhiều ngành quản lý, không có công chức thẩm định theo chuyên ngành nên quá trình thẩm định văn bản có hạn chế nhất định; Một số văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, trung ương chậm sửa đổi, bổ sung, thay thế nhưng không được hướng dẫn kịp thời, nên công tác thẩm định văn bản trong một số lĩnh vực gặp khó khăn như quy định về điều chỉnh bảng giá đất hàng năm, các nội dung có liên quan đến thẩm quyền của Thường trực Hội đồng nhân dân quy định tại các văn bản dưới luật có mâu thuẩn với Luật Tổ chức chính quyền địa phương…
4. Giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Thứ nhất, các cơ quan, đơn vị, địa phương khi nhận được văn bản tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần nghiên cứu, có ý kiến cụ thể vào văn bản, nhất là đối với các dự thảo văn bản có liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực quản lý nhằm đảm bảo chất lượng của dự thảo văn bản.
Thứ hai, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản cần ban hành kế hoạch để xây dựng văn bản, quy định rõ thời gian, đối tượng thực hiện nhằm thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, chú trọng công tác khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo văn bản, đánh giá tác động chính sách đối với các nghị quyết có nội dung quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp thẩm định đảm bảo thời gian quy định.
Thứ ba, đối với công chức làm công tác thẩm định, khi thực hiện thẩm định văn bản, ngoài các nội dung thẩm định quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần lồng ghép đánh giá tính khả thi của văn bản qua các yếu tố, như: nội dung các quy định của văn bản phải bảo đảm tính cụ thể, chi tiết, rõ ràng, không quy định một cách chung chung để khi văn bản được ban hành áp dụng được trong thực tiễn. Thường xuyên cập nhật thông tin qua nhiều kênh thông tin, các báo cáo, tài liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để phục vụ cho công tác thẩm định văn bản.
Thứ tư, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thẩm định văn bản, trong đó vai trò phản biện của các thành viên hội đồng thẩm định là một trong những căn cứ để đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản.
Thứ năm, các bộ ngành trung ương và địa phương thường xuyên rà soát vướng mắc của các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới nhằm minh bạch hệ thống pháp luật, làm căn cứ để thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
Thu Hà
(Bài viết có nội dung tham khảo tài liệu tập huấn
công tác thẩm định văn bản QPPL của Bộ Tư pháp)
- Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Quảng Trị năm 2022 (30/11/2022)
- Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ban hành văn bản quy định chi tiết của chính quyền địa phương (25/11/2022)
- Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và quản lý, xử lý vi phạm hành chính năm 2022 (28/10/2022)
- Một số khó khăn, vướng mắc khi xác định thẩm quyền điều chỉnh bảng giá đất (17/10/2022)
- Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 (29/03/2022)
- Những nội dung mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 (29/03/2022)
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (30/03/2022)
- HỘI NGHỊ TẬP HUẤN CHUYÊN SÂU VỀ LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (30/03/2022)
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế (29/03/2022)
- Một số kết quả đạt được của Hội luật gia tỉnh Quảng Trị sau gần 15 năm thành lập (30/03/2022)