Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Ngày đăng: 10-08-2022
- 198 lượt xem
Ngày 2/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định bao gồm 3 Chương và 8 Điều quy định cụ thể về Nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn; Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức; Chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn…
Theo đó, Nghị định số 50/2022/NĐ-CP quy định việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. Cụ thể:
Nghị định này áp dụng đối với: Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II; Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần; Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Nghị định nêu rõ nguyên tắc thực hiện việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là bảo đảm khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định. Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc đơn vị sự nghiệp không còn nhu cầu thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức
Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây: Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; có đủ sức khỏe; không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.
Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác như sau: Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;
Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;
Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;
Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.
Nghị định cũng quy định về Điều khoản chuyển tiếp đối với viên chức giữ chức danh giảng viên của cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc viên chức giữ chức danh khoa học, chức danh công nghệ tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được cấp có thẩm quyền quyết định việc kéo dài thời gian làm việc theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học hoặc Điều 9 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, Nghị định số 40/2014/NĐ-CP.
Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao; được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 50/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022.
Lan Chi
- Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải cho hòa giải viên cơ sở (14/09/2022)
- Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh (13/09/2022)
- Công văn số: 1317/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 08/7/2022 V/v báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (13/09/2022)
- Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hoà giải ở cơ sở (07/07/2022)
- NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (13/09/2022)
- “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (07/07/2022)
- Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mại dâm năm 2022. (07/07/2022)
- Triển lãm “Quảng Trị - Dấu ấn lịch sử qua tài liệu lưu trữ” (07/07/2022)
- Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (07/07/2022)
- Những sáng tạo của đồng chí Lê Duẫn về xây dựng Đảng và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (07/07/2022)