Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Giám sát nhận diện tác động giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có sự tham gia của phụ nữ
- Ngày đăng: 12-10-2023
- 253 lượt xem
Bài & ảnh: THANH HUYỀN
Phó ban Xây dựng Tổ chức Hội - Hội LHPN tỉnh
Hội thảo chia sẻ kết quả thực hiện sáng kiến giám sát đánh giá tác động giới
trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
do Hội LHPN tỉnh tổ chức
Tỉnh Quảng Trị là địa phương có trữ lượng khoáng sản phong phú về chủng loại và được phân bổ trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Những năm qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển mạnh, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và đất nước. Theo kết quả điều tra toàn tỉnh hiện có 220 mỏ, khu mỏ khoáng sản, điểm quặng thuộc các loại khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng nhưng chủ yếu là vàng, titan, cát trắng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng... giải quyết việc làm cho gần 1000 lao động địa phương.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích do ngành công nghiệp khai khoáng mang lại thì việc khai thác khoáng sản có những tác động đến người dân sinh sống tại khu vực khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các bên liên quan còn chưa chặt chẽ, trách nhiệm còn chưa rõ ràng trong công khai minh bạch. Việc giám sát hoạt động của các dự án khai thác khoáng sản vẫn còn hình thức. Cộng đồng còn chưa thực sự vào cuộc mặc dù bị ảnh hưởng nhiều.
Để góp phần phát huy hiệu quả của việc khai thác khoáng sản phục vụ lợi ích của địa phương, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó, cộng đồng dân cư là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác động tiêu cực đó. Từ năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, được sự hỗ trợ nguồn lực từ tổ chức Oxfam Novib Hà Lan Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trung tâm con người và Thiên nhiên thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực của nhóm cộng đồng có sự tham gia của phụ nữ trong việc đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác khoáng sản và thực hành giám sát công khai thông tin môi trường của doanh nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, phối hợp với Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) thực hiện dự án “Nhận diện tác động giới của các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” tại các xã Gio Mỹ, Trung Giang (huyện Gio Linh), Vĩnh Thái, Vĩnh Tú (huyệnVĩnh Linh), Hải Sơn, Hải Lâm, Hải Thượng (huyện Hải Lăng), Triệu Thượng (huyện Triệu Phong).
Với mục tiêu nâng cao năng lực cho cộng đồng tham gia đánh giá tác động của các dự án khai thác khoáng sản gần khu vực cộng đồng sinh sống, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và trách nhiệm giải trình của các bên liên quan trong lĩnh vực khai khoáng; giúp cộng đồng tiếp cận và hiểu rõ hơn về quyền tham gia của cộng đồng và các vấn đề giới trong lĩnh vực khai khoáng; tăng cường vai trò giám sát của các nhóm cộng đồng trong giám sát và đánh giá tác động giới của các dự án khai thác khoáng sản.
Để thực hiện hoạt động nhận diện tác động giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đã có 8 nhóm cộng đồng được thành lập tại 8 xã thực hiện dự án với tiêu chí: nhóm cộng đồng mỗi xã khoảng 15 người tham gia, sống gần khu vực khai khoáng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động khai khoáng, việc thành lập nhóm cộng đồng phải được sự công nhận của chính quyền địa phương. Các nhóm cộng đồng do Hội LHPN xã thành lập ở địa bàn dự án là cán bộ Hội, đại diện đoàn thể xã, thôn, đại diện chính quyền thôn và người dân sống gần khu vực khai thác khoáng sản đã được tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực kiến thức về khai khoáng và những vấn đề liên quan đến thu thập thông tin, nhận diện, đánh giá tác động giới trong các dự án khai khoáng, kết hợp thực hành sử dụng công cụ đánh giá tác động giới của các dự án khai thác khoáng sản, thực hành thu thập thông tin, xây dựng đề xuất sáng kiến giám sát nhận diện tác động giới... qua đó nhóm cộng đồng đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tham gia hoạt động giám sát nhận diện tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tại địa phương.
Từ các sáng kiến đã được phê duyệt, các nhóm cộng đồng đã thực hiện giám sát nhận diện tác động giới, thông qua giám sát thực hiện phỏng vấn đại diện các hộ gia đình, chính quyền địa phương, doanh nghiệp để thu thập thông tin, nắm bắt những tác động của việc khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường xã hội đặc biệt là tác động giới; nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con nhân dân đặc biệt là chị em phụ nữ về các vấn đề phát sinh của hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp trong quá trình khai thác khoáng sản để từ đó có những kiến nghị đề xuất với các bên liên quan, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Việc tham gia giám sát nhận diện tác động giới của các dự án khai thác khoáng sản giúp cộng đồng ở các xã thực hiện dự án hiểu rõ hơn về quyền tham gia của cộng đồng và các vấn đề giới trong lĩnh vực khai khoáng. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người dân trong trong tham gia giám sát cộng đồng. Tăng cường sự hiểu biết về giới, về các quyết định liên quan đến cộng đồng. Nhận diện được mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản của các công ty, doanh nghiệp đến môi trường sống của người dân. Hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan cho một số thành phần yếu thế trong xã hội sẽ bị tác động đến khi khai thác khoáng sản như: người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ... đây là những thành phần dễ bị tổn thương vì hầu như họ không được tiếp cận thông tin. Qua đó góp phần thực hiện tốt hơn việc công khai minh bạch về các dự án khai thác khoáng sản, các chính sách hỗ trợ, bồi thường thiệt hại, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, công trình phúc lợi tại địa phương.
Sau giám sát, các nhóm cộng đồng đã tổ chức hoạt động đối thoại với sự tham gia của các bên liên quan, tại buổi đối thoại các bên liên quan chia sẻ, đóng góp ý kiến (bao gồm UBND xã, chính quyền các thôn, công ty khai thác, các hộ hưởng lợi và hộ không hưởng lợi). Nhằm làm rõ thông tin về sự ảnh hưởng của tác động khai thác khoáng sản làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân – đặc biệt là phụ nữ, môi trường, đường sá tại các thôn và tình hình việc làm, thu nhập, thay đổi, các vấn đề mà người dân quan tâm.
Từ hoạt động này, các thành viên nhóm cộng đồng có cơ hội tiếp xúc với các hộ dân, chính quyền và công ty khai thác khoáng sản, được đi thực tế các mỏ, giúp nhóm vận dụng tốt những kiến thức đã được tập huấn vào thực tế công việc tại cộng đồng. Đồng thời, các sáng kiến giám sát này giúp mang lại cho nhóm nhiều kinh nghiệm quý báu, làm hành trang cho nhóm trong các hoạt động giám sát khai thác khoáng sản của các dự án sau này được thực hiện tại địa phương.
Dự án nhận diện tác động giới của các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thực hiện thành công và đạt được những mục tiêu đề ra. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản cho cộng đồng và các bên liên quan, tăng cường vai trò giám sát của phụ nữ trong lĩnh vực này và giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động khai thác khoáng sản đến phụ nữ. Thông qua các hoạt động của dự án, giúp cộng đồng nói chung và phụ nữ nói riêng có thêm thông tin để nhận diện những vấn đề liên quan đến tác động giới trong các dự án khai khoáng để tiếp tục tham gia giám sát đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tại địa phương; đồng thời phát huy những kết quả đã đạt được, người dân sẽ tiếp tục chủ động làm tốt hơn vai trò giám sát cộng đồng của mình để cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý tốt việc khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường sống bền vững. Đây là một mô hình hiệu quả để có thể tiếp tục triển khai tại các địa phương khác có hoạt động khai thác khoáng sản.
- Công đoàn - Chi đoàn Sở Tư pháp tổ chức Chương trình “Đêm hội trăng rằm” cho các cháu thiếu niên nhi đồng (04/10/2023)
- Đoàn thanh niên Sở Tư pháp với hoạt động về nguồn (24/07/2023)
- CHI ĐOÀN SỞ TƯ PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH “VUI TẾT THIẾU NHI 1/6” (01/06/2023)
- Sôi nổi giải bóng đá Nam, Nữ thanh niên khối CQ & DN tỉnh năm 2023 (08/03/2023)
- Chi bộ Văn phòng Sở tổ chức Diễn đàn sinh hoạt chuyên đề "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới". (22/11/2022)
- TUỔI TRẺ CHI ĐOÀN SỞ TƯ PHÁP VỚI CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN NĂM 2022 (18/11/2022)
- Thanh thiếu nhi Quảng Trị sôi nổi hưởng ứng Tuần lễ “Tuổi trẻ học đường Quảng Trị nói không với ma tuý” và Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 (10/11/2022)
- Chi đoàn Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” năm 2022 cho các cháu thiếu nhi. (14/09/2022)
- Tổ chức thành công Đại hội các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2022 - 2025 (14/09/2022)
- Chi bộ Văn phòng Sở: Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII (14/09/2022)