Chi tiết - Sở Tư pháp

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Câu 1: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP nội dung nào sau đây là mục tiêu cải cách tài chính công đến năm 2025 ?

a) Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật để đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động, tích cực của ngân sách địa phương.

b) Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật để đổi mới cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động, tích cực của ngân sách địa phương.

Tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật để đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Đến năm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

c) Đến năm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

Trả lời: Đáp án b là đúng.

Câu2: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP nội dung nào sau đây là mục tiêu cải cách tài chính công đến năm 2030 ?

a)Hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật để thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý. Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

b) Hoàn thiện đầy đủ, thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

c) Hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật để thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

Trả lời: Đáp án c là đúng.

Câu 3: Nhiệm vụ phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính theo NQ 76/NQ-CP được quy định như thế nào?

a) Thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả; nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam; thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh đi đôi với tái cấu trúc thị trường tài chính.

b) Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính: Thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả; thị trường bảo hiểm lành mạnh, an toàn; đồng bộ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam.

c) Phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính: Thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, hoạt động hiệu quả; thị trường bảo hiểm lành mạnh, an toàn; đồng bộ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán; nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam; thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh đi đôi với tái cấu trúc thị trường tài chính.

Trả lời: Đáp án c là đúng.

Câu 4: Theo anh, chị nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo NQ 76/NQ-CP được quy định như thế nào?

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các quy định về nguồn thu, nhiệm vụ chi, phân phối thu nhập bổ sung; thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường phân cấp, tạo quyền chủ động cho đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở cho việc ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

c) Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

d) Chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ sự nghiệp công.

đ) Cả a,b,c,d.

Trả lời: Đáp án đ là đúng.

Câu 5: Nội dung nào là một trong những nội dung quy định nhiệm vụ cải cách tài chính công tại Kế hoạch 5959/KH-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị?

a) Nâng cao hiệu quả phân bô và sửdụng các nguồn lực tài chính; thực hiện phan bổ ngân sách nhà nước tập trung, sử dụng hiệu quả; Thực hiện cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng chi đầu tư, giảm dần tỉ trọng chi thường xuyên; cơ cấu lại các lĩnh vực chi thường xuyên phù hợp với tình hình mới, gắn với việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiểm soát chặt chẽngân sách nhà nước chi thường xuyên và đầu tư công.Quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản công, kinh phí từ ngân sách nhà nước; thực hiện tốt quy định về quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

b) Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Trả lời: Đáp án a là đúng.

                                                    Phước Nghĩa –PBGDPL&TDTHPL

Câu 6: Trách nhiệm của Bộ Tư pháp để thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 76/NQ-CP?

a) Theo dõi, tổng hợp việc triển khai nội dung cải cách thể chế; Chủ trì triển khai nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Chủ trì xây dựng và vận hành có hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

b) Theo dõi, tổng hợp việc triển khai nội dung cải cách thể chế; Chủ trì triển khai nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; Chủ trì xây dựng và vận hành có hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo thống nhất.

c) Theo dõi, tổng hợp việc triển khai nội dung cải cách thể chế; Chủ trì triển khai nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; Chủ trì xây dựng và vận hành có hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trả lời: Đáp án c là đúng.

Câu 7: Mục tiêu xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP đến năm 2025 ?

a) 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; 100% Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

b) 80% các hệ thống thông tin của bộ, ngành, địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại; 100% hệ thống báo cáo của các bộ, ngành, địa phương được kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

c) Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: 100% cấp tỉnh, 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua Hệ thống này đối với các cuộc họp của Ủy ban nhân dân; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 100% bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành Phân hệ theo dõi nhiệm vụ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, bảo đảm hiển thị theo thời gian thực; Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

d) Cả a, b, c

Trả lời: Đáp án d là đúng.

Câu 8: Mục tiêu xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP đến năm 2030 ?

a) 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật)

b) 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

c) 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

Tối thiểu 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Trả lời: Đáp án c là đúng.

Câu 9: Nhiệm vụ hoàn thiện môi trường pháp lý theo Nghị quyết 76/NĐ-CP đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số?

a) Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng khung pháp lý của bộ, ngành, địa phương hỗ trợ xây dựng, phát triển Chính phủ số và Chính quyền số các cấp. Nghiên cứu, xây dựng Luật Chính phủ số và các văn bản hướng dẫn thi hành để triển khai thực hiện; ban hành quy định về định danh và xác thực điện tử, hoàn thiện hành lang pháp lý để phổ cập danh tính số; xây dựng các chính sách, quy định pháp lý về thuế, phí nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số.

b) Ban hành quy định về định danh và xác thực điện tử, hoàn thiện hành lang pháp lý để phổ cập danh tính số;xây dựng các chính sách, quy định pháp lý về thuế, phí nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số.

c) Xây dựng các chính sách, quy định pháp lý về thuế, phí nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số;rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng khung pháp lý của bộ, ngành, địa phương hỗ trợ xây dựng, phát triển Chính phủ số và Chính quyền số các cấp.

Trả lời: Đáp án a là đúng.

Câu 10: Theo nghị định 61/2018/NĐ-CP, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là

a) Phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa.

b) Phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa.

c) Phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa.

Trả lời: Đáp án a là đúng.

                                                                                  Ánh Tuyết - Phòng PBGDPL&TDTHPL 

Câu 11. Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP thì các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành như thế nào?

a) Đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

b) Đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

c) Đồng bộ, thống nhất phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

Đáp án: a

Câu 12. Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP thì cải cách hành chính phải gắn với?

a) Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo;

b) Đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

c) Tận dụng có hiệu quả thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với lộ trình, bước đi phù hợp, tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không nóng vội, chủ quan, duy ý chí.

d) Cả a, b, c.

Đáp án: d

Câu 13. Mục tiêu chung về cải cách hành chính theo Nghị quyết 76/NQ-CP là?

a) Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.

b) Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.

  Đáp án: a

Câu 14. Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP thì các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành như thế nào?

   a) Đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

b) Đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

c) Đồng bộ, thống nhất phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

Đáp án: a

                                                                            Lan Chi - Chánh Văn phòng Sở

Câu 15. Theo quan điểm của Nghị quyết 76/NQ-CP thì cải cách hành chính phải gắn với?

a) Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo;

b) Đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

c) Tận dụng có hiệu quả thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với lộ trình, bước đi phù hợp, tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không nóng vội, chủ quan, duy ý chí.

d) Cả a, b, c.

Đáp án: d

Câu 16 . Mục tiêu chung về cải cách hành chính theo Nghị quyết 76/NQ-CP là?

a) Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.

b) Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.

  Đáp án: a

 Câu 17. Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết 76/NQ-CP tập trung vào mấy nội dung?

a) 4 nội dung

b) 5 nội dung

c) 6 nội dung

d) 7 nội dung

Đáp án: c

Câu 18. Theo Nghị quyết 76/NQ-CP nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính 10 năm tới gì?

a) Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật;

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương;

c) Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

d) Cả a,b,c

Đáp án: d

                                                                         Lê Thị Huyền

Câu 19. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật là nội dung nào theo Nghị quyết 76/NQ-CP?

a) Ban hành quy định và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm tại các bộ, ngành, địa phương; Tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

b) Ban hành quy định và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm tại các bộ, ngành, địa phương; Đổi mới công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

c) Ban hành quy định và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật hàng năm tại các bộ, ngành, địa phương; Tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Đổi mới công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường vai trò của người dân, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng trong phản biện và giám sát thi hành pháp luật.

Đáp án: c

Câu 20. Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết 76/NQ-CP?

a) Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

b) Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

Đáp án: b

Câu 21. Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính đến 2025 theo Nghị quyết 76/NQ-CP về tối thiểu bao nhiêu % hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử?

a)          Tối thiểu 60%

b)         Tối thiểu 70%

c)          Tối thiểu 80%

d)         Tối thiểu 90%

Đáp án: c

Câu 22. Mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính đến 2025 theo Nghị quyết 76/NQ-CP về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu  bao nhiêu % MĐHL. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu bao nhiêu % (XD, ĐT).

a) Tối thiểu 90% (MĐHL) -  Tối thiểu 80%(XD, ĐT)

b) Tối thiểu 95% (MĐHL) -  Tối thiểu 85%(XD, ĐT)

c) Tối thiểu 90% (MĐHL) -  Tối thiểu 85%(XD, ĐT)

Đáp án: c

                                                                         Nguyễn Thị Sen