Chi tiết - Sở Tư pháp

 

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (là dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ). Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh, thành. Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành Việt Nam đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm.

Trình bày tham luận tại Hội nghị

PCI là chỉ số về chất lượng điều hành, đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh. PCI được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn.

Có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh. Những chỉ số đó là: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động và tiên phong của chính quyền; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

 Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; môi trường cạnh tranh bình đẳng; lãnh đạo năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đào tạo lao động tốt và  thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.

Theo Quyết định điều chỉnh, bổ sung Phụ lục phân công nhiện vụ thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tinh (PCI) Quảng Trị, ban hành kèm theo Quyết định sô 2419/QĐ-UBND ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh thì Sở Tư pháp Sở Tư pháp làm đầu mối theo dõi và chỉ đạo thực hiện cải thiện chỉ số “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự”.

 Ngoài chỉ số thành phần trên, Sở Tư pháp còn được giao phụ trách thực hiện 10 chỉ tiêu thành phần, (trong đó có 03 chỉ tiêu thuộc chỉ số thành phần do Sở Tư pháp phụ trách và 07 chỉ tiêu thuộc các chỉ số thành phần do các sở, ban, ngành phụ trách).

Để thực hiện Kế hoạch số 2142/QĐ-UBND ngày 1608/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ sô năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Phụ lục phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Quảng Trị, giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 16/08/2021 của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 235 /KH-STP ngày  13  tháng 02 năm 2023 và Công văn số 875 /STP-TTr của Sở Tư pháp về việc phói hợp báo cáo làm rõ chỉ số PCI…

Tình hình thực hiện các nội dụng nội dung nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

1. Chỉ số thành phần 3: Tính minh bạch (Sở Thông tin và Truyền thông phụ trách

1.1. Về chỉ tiêu tiếp cận tài liệu pháp lý (Sở Tư pháp phụ trách)

Hiện nay, các văn bản pháp lý do các cơ quan Trung ương và do HĐND, UBND tỉnh ban hành đều được cập nhật kịp thời, đầy đủ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản QPPL.

Trong năm 2024, Sở Tư pháp đã tiến hành cập nhật 43 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại địa chỉ www.vbpl.vn, Cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Trị tại địa chỉ www.quangtri.gov.vn, Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, quá trình cập nhật văn bản đảm bảo đúng theo quy định của Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Vì vậy, để tiếp cận các tài liệu pháp lý kịp thời, chính xác, các doanh nghiệp có thể tra cứu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản QPPL, Cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Trị, Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp hoặc liên hệ trực tiếp với Sở Tư pháp hoặc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để tiếp cận các tài liệu pháp lý trong lĩnh vực QLNN của các cơ quan chuyên môn

 Đề nghị các cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp đầy đủ các văn bản QPPL chuyên ngành lên Trang thông tin điện tử của ngành mình và tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cung cấp các tài liệu pháp lý thuộc phạm vi QLNN cho các doanh nghiệp khi có yêu cầu.

1.2. Khả năng dự liệu được việc thực thi của tỉnh với quy định pháp luật của Trung ương (Sở Tư pháp phụ trách)

Để thực hiện mục tiêu của của chỉ số này, Sở Tư pháp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp sau: Thực hiện tốt Công tác xây dựng văn bản QPPL; Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; Tăng cường thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; Phối hợp với các sở, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương; kịp thời tham mưu HĐND, UBND ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn khi triển khai thực hiện.

1.3. Khả năng dự liệu được thay đổi quy định pháp luật của tỉnh.

Theo quy định, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; tổ chức, quản lý và cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc phạm vi lĩnh vực của ngành phụ trách. Tuy nhiên khả năng dự liệu được thay đổi quy định pháp luật của tỉnh còn thấp, vì vậy, trong thời gian tới Sở Tư pháp tăng cường công tác phối hợp rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với các quy định pháp luật về giao dịch, hợp đồng, sở hữu, quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến mô hình kinh tế chia sẽ; Nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo việc bàn hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính đúng thẩm quyền, thực sự cần thiết, hợp lý, minh bạch và khả thi.

2. Chỉ số thành phần 4: Chi phí thời gian (Sở Nội vụ phụ trách)

2.1. Tỷ lệ Doanh nghệp dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước (Sở Tư pháp phụ trách)

Hiện nay, Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động đối với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý của các Văn phòng luật sư, Công ty luật, các cơ quan này có chức năng hỗ trợ và tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, hướng dẫn giúp doanh nghiệp trong việc thương lượng, hòa giải, khởi kiện trong giải quyết tranh chấp. Vì vậy, để giảm thời gian trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc có nhu cầu sử dụng và tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc có những phản ánh về chất lượng tư vấn pháp luật của các tổ chức tư vấn pháp luật tại địa phương, các doanh nghiệp liên hệ, phản ánh trực tiếp với Sở Tư pháp.

3. Đối với chỉ số thành phần 6: Canh tranh bình đẳng (Sở Nội vụ phụ trách)

3.1. Thuận lợi trong tiếp cận thông tin là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp lớn:

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của địa phương, văn bản hành chính, chỉ đạo, điều hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, các các sở, ngành, UBND cấp huyện đã thường xuyên cập nhật những quy định mới của pháp luật và đưa các thông tin về những chính sách mới được ban hành trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh và các sở, ngành, UBND cấp huyện (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).

4. Đối với chỉ số thành phần 7: Tính năng động và tiên phong của chính quyền (Sở Nội vụ phụ trách)

4.1. Đối với chỉ tiêu phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản của Trung ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì” (Do Sở Tư pháp phụ trách)

Theo quy định, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. Đồng thời, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có thông tin về phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản của Trung ương, của tỉnh hoặc có những phản ánh về những khó khăn vướng mắc, những điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản của Trung ương, của tỉnh thì liên hệ, phản ánh trực tiếp với Sở Tư pháp, Hội Doanh nghiệp tỉnh.

Đề nghị các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao QLNN, phối hợp với Hội Doanh nghiệp tỉnh kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, những điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản của Trung ương, của tỉnh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp.

4.2. Đối với chỉ tiêu Chủ trương, chính sách của tỉnh, thành phố đối với việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động là ổn định và nhất quán (Do Sở Tư pháp phụ trách).

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp các huyện, thành phố cải thiện kết quả chỉ tiêu: Chủ trương, chính sách của tỉnh, thành phố đối với việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động là ổn định và nhất quán, trong năm 2023 Chỉ số này có cải thiệt từ 42% năm 2022 tăng 50% năm 2023

5. Chỉ số thành phần 10: Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự (Do Sở Tư pháp phụ trách).

Là chỉ số đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.

5.1 Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo hành vi sai phạm của can bộ nhà nước (Do Sở Tư pháp phụ trách)

Theo quy định của Hiến pháp, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Bộ luật Hình sự thì mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (trong đó có tố cáo hành vi tham nhũng), có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm. Đồng thời, Luật Phòng chống tham nhũng còn quy định: nghiêm cấm việc đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng thì được khen thưởng về vật chất, tinh thần theo quy định.

Như vậy, hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng hiện nay có đầy đủ cơ chế, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân (trong đó có doanh nghiệp) thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh khi phát hiện hành vi tham nhũng của bất cứ cá nhân nào đều có quyền tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đề nghị Thanh tra tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc tố cáo các hành vi tham nhũng trên địa bàn.

5.2. Tỉ lệ doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (Do Sở Tư pháp phụ trách)

Năm 2024, Sở Tư pháp đã tích cực phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Đài phát thanh và truyền tỉnh  và các Sở, ngành thông qua tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến doanh nghiệp, tăng cường  hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bằng các hình thức phong phú như xây dựng các phóng sự, tọa đàm, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức các hội thảo chuyên sâu, qua đó giúp doanh nghiệp tạo niềm tin vào hệ thống pháp lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giúp doanh nghiệp lựa chọn khi có yêu cầu tố cáo, hoặc khởi kiện, đồng thời giảm tối đa chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu thành phần này năm 2023, không được cải thiện từ 95% năm 2022 giảm 92% năm 2023, Tuy nhiên, với kết quả triển khai thực hiện của năm 2024, Chỉ số này dự báo sẽ cải thiện và tăng điểm để cải tiến thứ hạng của chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

5.3 Các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp (Do Sở Tư pháp phụ trách)

Theo quy định, Sở Tư pháp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Hiện nay Sở Tư pháp đãm tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiếp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong đó có nội dung phối hợp, hỗ trợ, giải đáp, tư vấn và giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các dịch vụ pháp lý trong quá trình giải quyết các công việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị

Vì vậy, để có thông tin chính xác về việc cơ quan trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp có hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp xảy ra, các doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Sở Tư pháp hoặc Hội Doanh nghiệp tỉnh. Đồng thời, khi có tranh chấp xảy ra, đề nghị các doanh nghiệp thực hiện việc thương lượng, hòa giải, khởi kiện để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật mà không nên dùng các hình thức trái pháp luật để giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, trong chỉ số thành phần: “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” do Sở Tư pháp phụ trách, có 10 chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì thực hiện; 04 chỉ tiêu do Công an tỉnh chủ trì thực hiện và 01 chỉ tiêu do Văn phòng UBND tỉnh thực hiện, vì vậy, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 875 /STP-TTr của Sở Tư pháp đề nghi các đơn vị quan tâm phối hợp thực hiện theo quy định.

                                                        Nguyễn Đức Linh

                                                           Phó Chánh Thanh tra Sở