Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Những điều cần ghi nhớ cho người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam
- Ngày đăng: 08-05-2020
- 286 lượt xem
Theo số liệu thống kê năm 2019, Việt Nam có hơn 64 triệu tài khoản mạng xã hội, trung bình mỗi ngày mỗi người dùng mạng Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 32 phút để vào mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến. Bên cạnh những thuận lợi, tiện ích, giá trị về vật chất, tinh thần mà mạng xã hội mang lại cho cuộc sống con người, mạng xã hội cũng đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đối với đời sống con người mà chủ yếu xuất phát từ lỗi chủ quan của người sử dụng mạng xã hội. Một trong những lỗi mà ngưởi sử dụng mạng xã hội Việt Nam hay mắc phải đó chính là vi phạm các quy định của Luật An ninh mạng.
I. Luật an ninh mạng nghiêm cấm người dùng mạng xã hội thực hiện những hành vi nào?
1. Hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cụ thể:
Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng (bao gồm bài viết, tranh, ảnh, bản ghi âm, ghi hình) có nội dung:
- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược; gây chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
- Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống tổ chức, cá nhân, bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, bao gồm: Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác: Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán; tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi sau:
- Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
- Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng
- Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi
- Hành vi khác vi phạm quy định của Luật An ninh mạng.
Như vậy, Luật an ninh mạng không có bất cứ quy định nào cấm các nhà mạng như Facebook, Google...hoạt động tại Việt Nam. Luật cũng không ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân, không cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội; không cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng; không cấm công dân khởi nghiệp, sáng tạo hay trao đổi, triển khai ý tưởng sáng tạo của mình trên không gian mạng.
II. Người sử dụng mạng xã hội vi phạm pháp luật về an ninh mạng sẽ bị xử lý như thế nào?
Tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội vi phạm những điều bị nghiêm cấm theo Luật an ninh mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật (nếu cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức); bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử với hình phạt chính là phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, tủy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Nếu hành vi vi phạm của cá nhân đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị khởi tố hình sự theo các tội danh tương ứng được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền của tổ chức, cá nhân trong sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, mỗi tổ chức, cá nhân khi sử dụng mạng xã hội cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, tuân thủ chấp hành pháp luật về an ninh mạng để không làm phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, dân tộc, không xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức cá nhân khác. Chính vì vậy, người sử dụng mạng xã hội cần phải xây dựng được cho mình một ý thức, thái độ tích cực, phải có văn hóa trong sử dụng mạng, phải am hiểu pháp luật về an ninh mạng và đặc biệt là tuyệt đối không vi phạm những điều bị nghiêm cấm theo Luật An ninh mạng.
Hoàng Long
- Thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái (08/07/2022)
- Những quy định mới về phân quyền, phân cấp, ủy quyền đối với địa phương trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (08/07/2022)
- Những điểm mới cơ bản của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư (08/07/2022)
- Những điểm mới về Hội đồng nhân dân trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (08/07/2022)
- Quyền nhân thân trong pháp luật Dân sự Việt Nam (08/07/2022)
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (08/07/2022)
- Phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (08/07/2022)
- Nâng cao trình độ, nhận thức và ý thức về pháp luật để phụ nữ tự bảo vệ mình và con em (08/07/2022)
- Bộ luật Lao động năm 2019: Một số điểm mới nổi bật (08/07/2022)
- Một số điểm mới, nổi bật của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (08/07/2022)