Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Bảo đảm quyền con người theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Ngày đăng: 10-01-2024
- 362 lượt xem
Quyền con người có lịch sử phát triển lâu đời, nội dung rộng lớn, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh của loài người nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội con người ngày càng ý thức sâu sắc hơn về những khát vọng của tự do, công lý, bình đẳng, ý thức về quyền con người, trong đó có quyền được sống trong nhân phẩm đã trở thành động lực trong các cuộc đấu tranh cách mạng chống lại cường quyền, áp bức và nô dịch con người.
Do đó, bảo đảm quyền con người là quan điểm cơ bản, nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng XIII khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Có thể thấy rằng, Văn kiện Đại hội XIII đã chỉ ra các điểm mới sau:
Thứ nhất, con người là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới.
Quan điểm lấy nhân dân là trung tâm và là chủ thể của chiến lược phát triển đất nước, Đảng đã phát triển thêm một bước tiếp cận mới không chỉ về lý luận mà dựa trên tổng kết từ thực tiễn của 35 năm đổi mới. Trên cơ sở kế thừa Hiến pháp năm 2013, Văn kiện đã khẳng định: con người là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân.
Thứ hai, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.
Văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.
Thứ ba, gắn an ninh con người, an ninh quốc gia với quyền con người
Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra chủ trương: “Bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng”. Đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân”; “giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng”.
Thứ tư, coi trọng công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài
Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng coi người Việt Nam ở nước ngoài là máu thịt, là bộ phận không tách rời và là nguồn lực quan trọng của dân tộc Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh "Tăng cường công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài", "Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội ở nước sở tại".
Thứ năm, quan tâm các nhóm yếu thế trong xã hội
Trên cơ sở đề cao vai trò của các thiết chế nhà nước. Đảng ta đặc biệt quan tâm đến các nhóm như: trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, người Việt Nam ở nước ngoài. Đối với trẻ em: “Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, phát triển toàn diện và bảo đảm quyền của trẻ em; dành những điều kiện tốt nhất, sự chăm lo chu đáo nhất cho trẻ em - tương lai của đất nước”
Như vậy, có thể thấy rằng, các điểm mới về quyền con người trong Văn kiện đại hội XIII là cơ sở để thúc đẩy quyền con người trong hoạt động thực tiễn, cũng như đẩy mạnh công cuộc hội nhập quốc tế, bảo đảm, thúc đẩy quyền con người chung toàn cầu.
Để thực hiện và bảo đảm, thực hiện tốt về quyền con người theo tinh thần của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh giáo dục quyền con người, quyền công dân. Đối tượng của giáo dục là cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức tôn giáo và các tầng lớp nhân dân. Triển khai và thực hiện có hiệu quả Quyết định 1309/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 5/9/2017 Phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.
Hai là, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về quyền con người. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, cụ thể hoá Hiến pháp 2013. Coi trọng việc bổ sung, hoàn thiện chế độ trách nhiệm của các chủ thể có nghĩa vụ và xây dựng các tiêu chí cụ thể trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực chính trị, dân sựu, kinh tế, xã hội và văn hoá; quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Ba là, củng cố và hoàn thiện các thiết chế nhà nước trong thực thi chính sách, pháp luật và giám sát việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Cần đặc biệt coi trọng vai trò của các cơ quan nhà nước như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, trong đó đặc biệt hoạt động phòng ngừa vi phạm, phòng tránh oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự, thực hiện tốt các quy định pháp luật về bồi thường nhà nước do vi phạm pháp luật về quyền con người.
Bốn là, thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội phải thường xuyên lắng nghe nhân dân. Thông qua Nhân dân, Đảng và Nhà nước ta kịp thời ngăn ngừa, đấu tranh khắc phục các hiện tượng quan liêu, cửa quyền, hách dịch, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
ThS. Phạm Xuân Ngọc, Trường Chính trị Lê Duẩn
- Nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật (10/01/2024)
- QUẢNG TRỊ: HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (29/12/2023)
- TRTÀI LIÊU: TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH CÓ TÁC ĐỘNG LỚN ĐẾN XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (21/06/2024)
- Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (30/11/2023)
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực, kĩ năng cho Báo cáo viên Pháp luật tỉnh Quảng Trị (29/11/2023)
- Một số đề xuất, kiến nghị đẩy mạnh phân quyền, phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước (30/11/2023)
- Tuổi trẻ Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 (16/11/2023)
- Thị xã Quảng Trị tập trung đổi mới tuyên truyền pháp luật (16/11/2023)
- Giám sát nhận diện tác động giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có sự tham gia của phụ nữ (16/11/2023)
- Phòng Tư pháp phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023 tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Hướng Phùng và Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Hướng Lập, huyện Hướng Hóa (13/11/2023)