Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý
- Ngày đăng: 31-10-2022
- 209 lượt xem
.
Ngày 05/9/2022, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BTP về quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý và áp dụng đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo Thông tư số 05/2022/TT-BTP, chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau: Có bằng cử nhân luật trở lên; Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư; Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm: Trợ giúp viên pháp lý hạng I - Mã số V02.01.00; Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số V02.01.01; Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số V02.01.02.
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý: Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý phải bảo đảm đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm; Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Cách xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 9 Thông tư này, cụ thể như sau: Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00); Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78); Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).
Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số các ngạch viên chức trợ giúp viên pháp lý, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP được thực hiện như sau: Trường hợp viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp có hệ số bậc lương bằng ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % (phần trăm) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Viên chức sau khi thay đổi chức danh nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này được xếp lương theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2022 và thay thế Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BTP-BNV ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý./.
Lan Chi
- Trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng (27/12/2022)
- Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho Báo cáo viên pháp luật khu vực Miền Nam (14/09/2022)
- Sở tư pháp : Tổ chức Hội nghị bồi dưỡng pháp luật về phòng chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện năm 2022 (05/10/2022)
- Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (13/09/2022)
- Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải cho hòa giải viên cơ sở (14/09/2022)
- Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh (13/09/2022)
- Công văn số: 1317/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 08/7/2022 V/v báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (13/09/2022)
- Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hoà giải ở cơ sở (07/07/2022)
- NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (13/09/2022)
- “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (07/07/2022)