Chi tiết - Sở Tư pháp

.

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Sau hơn 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật(Nghị định số 59/2012/NĐ-CP) , Quảng Trị đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, cụ thể:

Để triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các băn bản pháp luật liên quan, sau khi Nghị định có hiệu lực, ngày 24/01/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 215/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình THPL trên địa bàn tỉnh; định kỳ hàng năm, UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch, Quyết định triển khai thực hiện, Công văn chỉ đạo và Báo cáo đối với công tác theo dõi tình hình THPL trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp với nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh trong công tác quản lý về theo dõi THPL đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện các Kế hoạch của UBND tỉnh , báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.Các Sở, ban ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên và tình hình địa phương đã ban hành Kế hoạch và tổ chức chực hiện có hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị mình. Vì vậy, công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh ngày càng có hiệu quả và đã đi vào nề nếp. Việc ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành đã thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền đối với công tác theo dõi thi hành pháp luật, từ đó nâng cao vai trò, ý nghĩa và hiệu quả của hoạt động này trong quá trình thi hành pháp luật tại địa phương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai công tác phổ biến, quán triệt Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Thông tư số 14/2014/TT-BTP quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31 tháng 8 năm 2015 quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Thông tư 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP qua các hình thức khác nhau như tổ chức Hội nghị, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương. Phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh qua Chuyên mục “Pháp luật và Đời sống”; Bản tin Tư pháp Quảng Trị…

- Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã cử cán bộ, công chức phụ trách tham gia Hội nghị triển khaiNghị định số 59/2012/NĐ-CP do Bộ Tư pháp tổ chức. Cuối năm 2021, các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã cử cán bộ tham gia hội nghị tập huấn trực tuyến chuyên sâu về theo dõi thi hành pháp luật do Bộ Tư pháp tổ chức. Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp lồng ghép triển khai một số nội dung liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật, Phòng Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật ở UBND các xã, phường, thị trấn.

Nhiệm vụ theo dõi theo dõi thi hành pháp luật ở cấp tỉnh được giao cho cán bộ pháp chế, Thanh tra sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh. Riêng Sở Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật, nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật giao cho Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật và Theo dõi thi hành pháp luật. Ở cấp huyện, UBND giao cho Phòng Tư pháp nhiệm vụ quản lý nhà nước theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn cấp huyện ; Cấp xã, UBND các xã, phường, thị trấn giao cho công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện quản lý nhà nước về công tác theo dõi thi hành pháp luật. Kinh phí và cơ sở vật chất: kinh phí bố trí cho công tác theo dõi tình hình THPL cho Sở Tư pháp hàng năm khoảng 40 triệu đồng. Các Sở, ban, ngành, địa phương chưa bố trí kinh phí riêng cho công tác theo dõi tình hình THPL mà giao chung trong nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương được cấp từ đầu năm; cơ sở vật chất, cán bộ làm công tác theo dõi THPL ở các cấp, các ngành đã được trang bị máy móc, các thiết bị cần thiết phục vụ yêu cầu công tác.

Thời gian qua việc triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP  cơ bản đáp ứng được yêu cầu theo quy định, cụ thể: Công tác triển khai, phổ biến, quán triệt Nghị định 59/2012/NĐ-CP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được thực hiện nghiêm túc, quan tâm góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành trong việc triển khai thực hiện Nghị định; công tác củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác theo dõi tình hình THPL được quan tâm, các đơn vị có chức năng theo dõi tình hình THPL được thành lập và từng bước củng cố và kiện toàn; Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết của địa phương cơ bản kịp thời, thống nhất, đồng bộ và khả thi, từ năm 2012 đến 30/9/2022 HĐND, UBND tỉnh đã ban hành khoảng 674 văn bản QPPL (bao gồm 437 Quyết định, 237 Nghị quyết). Hoạt động kiểm tra tình hình THPL dần đi vào thực chất và đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận. Thời gian qua, UBND tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra các lĩnh vực trọng tâm như: Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiêp cho người lao động; về bảo vệ môi trường; về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, vùng thường xuyên bị thiên tai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất; Giao rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng; Bảo vệ môi trường biển và hải đảo; các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy....Các Sở, ngành, UBND cấp huyện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý. Sở Tư pháp ban hành các Kế hoạch, Phương án khảo sát tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; về lập, quản lý  hành lang bảo vệ nguồn nước; tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.. . Kết quả theo dõi THPL đã tạo chuyển biến nhận thức và hành động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân, công dân trong việc thi hành pháp luật góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn nhữngbất cập, hạn chế, cụ thể:

Trong thực tiễn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP vẫn còn những bất cập, hạn chế: Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định còn chung chung mang tính vĩ mô nên khó áp dụng trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật tại địa phương như: nội dung theo dõi; nội dung xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; nội dung xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật; Mức độ tuân thủ pháp luật  của cơ quan, tổ chức, cá nhân; trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật;…vv.  Hiện nay, chủ yếu là các cơ quan, đơn vị thực hiện theo dõi trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao nên việc phối hợp, đánh giá, tổng hợp số liệu theo dõi trên địa bàn còn khó khăn.

Đội ngũ cán bộ, công chức được giao phụ trách lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật đều làm kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác nên việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật còn hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến kết quả theo dõi thi hành pháp luật. Bên cạnh đó theo dõi thi hành pháp luật là lĩnh vực rộng, các văn bản hướng dẫn còn chung chung nên khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Quy định về “Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành”. Thực tiễn vận dụng gặp nhiều khó khăn do Nghị định chỉ xác định về mặt nguyên tắc, chưa có Thông tư quy định cụ thể về nội dung chi, định mức chi đặc thù về công tác theo dõi thi hành pháp luật mà quy định rải rác trong các văn bản khác nhau theo Công văn số 225/BTC-HCSN ngày 07/01/2022 của Bộ Tài chính hướng kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Để công tác theo dõi thi hành pháp luật triển khai có hiệu quả, trong thời gian tới, cần: Tăng cường công tác tập huấn chuyên sâu về theo dõi thi hành pháp luật cho đội ngũ làm công tác này; Ban hành Thông tư định cụ thể về nội dung chi, định mức chi đặc thù về công tác theo dõi thi hành pháp luật; Quy định, hướng dẫn cụ thể nội dung theo dõi thi hành pháp luật(tình hình đảm bảo các điều kiện thi hành; tình hình tuân thủ pháp luật), các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật để địa phương dễ áp dụng và thực hiện có hiệu quả.

                                                                             Phước Nghĩa