Chi tiết - Sở Tư pháp

.

Nhằm triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, toàn diện và
hiệu quả Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 08/9/2022 triển khai Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn tỉnh (sau đây viết tắt là Kế hoạch).

Kế hoạch này đã vạch ra Tiêu chí của dự thảo chính sách thực hiện truyền thông (gồm 4 tiêu chí), nội dung, hình thức và thời điểm truyền thông dự thảo chính sách. Thời gian thực hiện Đề án là 5 năm từ năm 2022 đến năm 2027.

Để nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ngành trong công tác truyền thông về dự thảo chính sách, nhất là các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản QPPL, Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách

Theo đó, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quán triệt, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách bằng hình thức phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như người dân, tổ chức, doanh nghiệp; phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong vận động, khuyến khích Nhân dân quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo chính sách.

Mặt khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức
thành viên; Tòa án nhân dân tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Hội Luật gia tỉnh,
Đoàn Luật sư tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cũng cần tổ chức quán triệt  nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác này bằng hình thức phù hợp cho cán bộ, công chức, các tổ chức, cá nhân thành viên.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác truyền thông dự thảo chính sách

Nhiệm vụ này thuộc về Sở Tư pháp với việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan rà soát, nghiên cứu và đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là VBQPPL); phổ biến, giáo dục pháp luật (viết tắt là PBGDPL) và tiếp cận thông tin nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý và nguồn lực cho hoạt động truyền thông dự thảo chính sách.

Thứ 3, phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo VBQPPL trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách

Hơn ai hết, cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL  phải căn cứ nội dung, tính chất dự thảo chính sách và yêu cầu thực tiễn để chủ động, kịp thời xây dựng Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng năm; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo đảm các biện pháp an ninh, an toàn thông tin trong quá trình thực hiện truyền thông dự thảo chính sách; tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo VBQPPL.

Vai trò của cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách

Thứ tư, tăng cường công tác chỉ đạo, theo dõi của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL các huyện, thị xã, thành phố về truyền thông dự thảo chính sách

Hàng năm, căn cứ văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp trên, nhiệm vụ công tác xây dựng VBQPPL của tỉnh và yêu cầu thực tiễn, Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp từ tỉnh đến huyện có nhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện truyền thông về dự thảo chính sách thuộc phạm vi Đề án tại địa phương mình.

Thứ năm, huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách

Với chủ trương xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND tỉnh đã đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận phát huy vai trò của tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách theo quy định tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, hỗ trợ nguồn lực để tổ chức các hoạt động truyền thông về dự thảo chính sách theo quy định của pháp luật.

Để Đề án triển khai có hiệu quả trên thực tế, UBND tỉnh đã phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện. Theo đó:

Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh có trách nhiệm chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi công tác tổ chức triển khai thực hiện hoạt động truyền thông dự thảo chính sách theo nội dung của Kế hoạch. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh chủ trì, chủ động phối hợp Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi của Đề án và các nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp thực hiện quy định tại Kế hoạch; lập dự toán kinh phí để thực hiện truyền thông khi được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản QPPL; đồng thời tổ chức đánh giá kết quả triển khai thực hiện truyền thông dự thảo chính sách thuộc trách nhiệm của ngành mình theo quy định.

Ngoài ra, Kế hoạch đã giao nhiệm vụ cụ thể cho một số ngành có trọng trách trong thực hiện Đề án. Cụ thể là:

Sở Tư pháp có nhiệm vụ trì, theo dõi, đôn đốc, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án. Nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông dự thảo chính sách; phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả; đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định. Định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp theo quy định.
Hơn nữa, Sở Tư pháp phải thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan
Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh hướng dẫn các sở, ban ngành cấp
tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hoạt động truyền thông dự thảo chính sách trên địa bàn tỉnh; chủ
trì triển khai truyền thông một số dự thảo chính sách theo phân công của Hội đồng
phối hợp PBGDPL tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp Sở Tư
pháp và các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL kịp thời tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện truyền thông về dự thảo chính sách theo quy định năm 2022 và những năm tiếp theo; phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo công tác tuyên truyền, định hướng cơ quan thông tin, báo chí thực hiện truyền thông chính sách và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động này theo quy định.

Sở Ngoại vụ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức truyền thông dự thảo chính sách cho đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú, làm việc, lao động, học tập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bằng hình thức phù hợp, bảo đảm hiệu quả.

Sở Tài chính phối hợp Sở Tư pháp và các đơn vị, địa phương có liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án này đảm
bảo phù hợp với khả năng ngân sách địa phương hàng năm, theo phân cấp ngân
sách hiện hành.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành
viên, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn
Luật sư tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh có trách nhiệm phối hợp Sở Tư pháp triển khai thựchiện Kế hoạch này; tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân nâng cao nhận thức, tiếp nhận thông tin và tích cực tham gia góp ý, phản biện về dự thảo chính sách.

Truyền thông dự thảo chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng

Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị; cơ quan thông tấn,
báo chí trung ương tại địa phương
tổ chức truyền thông về các dự thảo chính sách theo kế hoạch này; phối hợp với cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL
các cấp, cơ quan soạn thảo văn bản QPPL và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
hiệp hội… xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, tiếp sóng và đưa tin vào khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả để truyền thông về dự thảo chính sách trên báo, đài bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

 Đặc biệt, Kế hoach đã giao nhiệm vụ cụ thể cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hàng năm, căn cứ nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này và điều kiện thực tiễn của địa phương, chủ động ban hành kế hoạch thực hiện và bố trí kinh phí triển khai tại địa phương; giao Hội đồng phối hợp PBGDPL cùng cấp chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động truyền thông chính sách tại địa phương theo chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phổ biến PBGDPL tỉnh.

 Với các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, hi vọng Đề án sẽ được thực thi đảm bảo 100% chính sách có tác động lớn đến xã hội được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL tổ chức truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản QPPL đến khi thông qua, ban hành. Vì thế, sẽ bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo cơ chế, điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý, phản biện trong quá trình đề xuất chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng lấy người dân làm trung tâm; thực hiện và phát huy dân chủ, phát huy quyền con người, quyền công dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

                                                                            Bảo Lâm