Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Một số giải pháp để thực hiện tốt hơn thủ tục cấp PLLTP có án tích và đủ thời gian đương nhiên xoá án tích.
- Ngày đăng: 11-02-2020
- 252 lượt xem
Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 giao cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (ở cấp tỉnh là Sở Tư pháp), có trách nhiệm cập nhật thông tin về án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự. Theo đó, những trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có án tích và đủ thời gian xóa án tích nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Trị (22 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị).
Kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, số lượng hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc các trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có án tích và đủ thời gian đương nhiên xóa án tích Sở Tư pháp tiếp nhận, giải quyết ngày càng tăng, cụ thể: Năm 2018: 62 trường hợp; Năm 2019: 94 trường hợp. Từ ngày 19/4/2019, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện Quy chế 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 giữa Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia - Bộ Tư pháp và Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát - Bộ Công an về phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp phiếu lý lịch tư pháp đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại là hầu hết thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với cá nhân có tiền án thường bị trễ hẹn do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản quy định chi tiết chưa quy định trình tự, thủ tục, thời gian và cơ chế phối hợp xóa án tích đối với các trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp có án tích và đã đủ thời gian đương nhiên xóa án tích theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Thứ hai, công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đôi lúc chưa thường xuyên, kịp thời, đầy đủ; nhiều thông tin chưa được cung cấp hoặc cung cấp còn thiếu, có sai sót, ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý, khai thác, xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Thứ ba, cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý lý lịch tư pháp mới chỉ dừng lại ở việc nhập và tra cứu thông tin lý lịch tư pháp, chưa kết nối được với cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp trong việc cung cấp thông tin thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp.
Thứ tư, công tác phối hợp xác minh tình trạng án tích của người có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp còn chậm, có những trường hợp Sở Tư pháp đã ban hành các công văn gửi đến các cơ quan liên quan để xác minh thông tin lý lịch tư pháp nhưng không nhận được văn bản trả lời dẫn đến tình trạng chậm trả kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Thứ năm, việc tra cứu, xác minh trong trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp bị cơ quan công an “lập căn cước can phạm” thường bị chậm và không có kết quả về án tích dẫn đến tình trạng cấp Phiếu Lý lịch tư pháp bị chậm so với quy định.
Trên thực tế, .
Do vậy, trước những khó khăn, vướng mắc của quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần có giải pháp kịp thời tháo gỡ:
* Về phía cơ quan nhà nước:
- Đề nghị Bộ Tư pháp sớm tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng bổ sung quy định thời hạn sử dụng của Phiếu Lý lịch tư pháp; trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ, thời gian và cơ chế phối hợp trong trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích để phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền, xem xét bổ sung các thành phần phần hồ sơ ngoài các thành phần hồ sơ quy định tại Điều 45, Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, cần bổ sung các thành phần hồ sơ sau:
- Trích lục hoặc bản sao Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu đã xét xử tại cấp phúc thẩm thì cung cấp cả trích lục hoặc bản sao bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm
- Các loại giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong hình phạt chính (được tuyên tại Bản án)
+ Giấy chứng nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá).
+ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù giam và đã chấp hành xong hình phạt tù).
+ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo do cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận, huyện, thị xã cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo).
+ Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ do cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận, huyện, thị xã cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế
+ Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tiền (nếu hình phạt chính là hình phạt tiền) do Cơ quan thi hành án dân sự cấp.
- Các loại giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung (được tuyên tại Bản án): Biên lai nộp tiền án phí và các nghĩa vụ dân sự khác như: Bồi thường, truy thu…trong bản án hình sự hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến việc xác nhận đã nộp tiền án phí, các khoản bồi thường và các nghĩa vụ dân sự khác.
* Về phía cá nhân, cơ quan, tổ chức khác:
Cần chủ động, tích cực phối hợp với Sở Tư pháp trong việc cung cấp các loại giấy tờ cần thiết để làm căn cứ cho việc thực hiện xóa án tích. Bên cạnh đó, những cá nhân sau khi chấp hành xong bản án cần chủ động lưu trữ những giấy tờ cần thiết chứng minh việc chấp hành xong bản án và liên hệ các cơ quan chức năng để được hướng dẫn, tư vấn các thủ tục cần thiết để thực hiện xóa án tích, tránh các trường hợp sau khi chấp hành xong bản án đương sự trở về địa phương sinh sống và “lãng quên” các giấy tờ liên quan đến việc chấp hành xong bản án, đến lúc có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích thì không tìm thấy các loại giấy tờ đó.
Như vậy, để rút ngắn thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với các trường hợp cấp phiếu lý lịch tư có án tích và đủ thời gian xóa án tích cần phải có sự chung tay từ phía cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức để khắc phục những hạn chế mà pháp luật đang vướng mắc, rút ngắn thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Lê Thị Huyền