Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Triển khai thực hiện tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh.
- Ngày đăng: 28-01-2021
- 257 lượt xem
Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ngày càng phức tạp, gia tăng nhanh về số lượng, vụ việc, phạm vi, quy mô, tính chất và thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Để tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Công văn số 2726/BTP-BTTP ngày 28/7/2020 về việc triển khai Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản và chấn chỉnh hoạt động công chứng, thừa phát lại và Kế hoạch số 6099/KH-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 92/STP-TTr ngày 26/01/2021 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong hoạt động công chứng, chứng thực.
Sở Tư pháp yêu cầu:
- Đối với tổ chức hành nghề công chứng: Trưởng phòng Công chứng, Trưởng Văn phòng Công chứng quán triệt nội dung của Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến toàn thể công chứng viên, nhân viên, người lao động làm việc tại đơn vị mình; Chủ động trang bị cơ sở vật chất phục vụ nghiệp vụ công chứng. Tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: Giả mạo chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch; Giả mạo các loại giấy tờ tùy thân như CMND, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, tình trạng hôn nhân; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu... Các công chứng viên, người lao động tại tổ chức hành nghề công chứng phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, Luật Công chứng và các quy định pháp luật có liên quan; có nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc hành nghề, thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm theo quy định pháp luật.
- Đối với Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện phổ biến nội dung của Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 6099/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động làm việc tại đơn vị và UBND nhân dân các xã, phường, thị trấn tại địa phương. Thường xuyên nhắc nhở, quán triệt cán bộ, công chức làm công tác chứng thực lưu ý thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Các tổ chức hành nghề công chứng, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố quán triệt các Công chứng viên, công chức, viên chức, người lao động và UBND các xã, phường, thị trấn tại địa phương, đơn vị mình nghiêm túc thực hiện việc sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chứng, chứng thực và cập nhật dữ liệu vào phần mềm quản lý dữ liệu công chứng, chứng thực; Chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan Công an khi phát hiện thông tin, tài liệu hoặc vụ việc, hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực công chứng, chứng thực để kịp thời xử lý theo quy định pháp luật.
Sĩ Hải - Chánh Thanh tra Sở
Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm: - Kế hoạch 6099/KH-UBND : 6099/Portals/0/CV_6099_2020.PDF
- Công văn: 92/STP-TTr /Portals/0/cv92.pdf