Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ - CÔNG CỤ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN
- Ngày đăng: 03-03-2023
- 480 lượt xem
.
Người viết: ThS. Cao Thị Hà
Trường Chính trị Lê Duẩn
Lấy dân làm gốc là bài học truyền thống trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng tầm quan trọng của việc lấy dân làm gốc trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Người nhấn mạnh: “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách... của Đảng đều chỉ nhằm nâng cao đời sống của Nhân dân nói chung”[1] Điều này cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chú trọng đặt quyền lợi của người dân vào trung tâm các quyết sách, đường lối của mình với mục đích cuối cùng là người dân được thụ hưởng thành quả.
Nghị quyết Đại hội XIII (năm 2021) của Đảng đã xác định rõ một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của Nhân dân”; “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”; đồng thời khẳng định và yêu cầu thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng.” [2]
Nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về thực hành dân chủ ở cơ sở đồng thời khắc phục hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Pháp lệnh số 34), ngày 10 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (sau đây gọi là Luật năm 2022). Luật này gồm có 6 chương và 91 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023.
Luật năm 2022 có rất nhiều quy định mới, đặc biệt là nội dung về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Sau đây là những điểm mới cơ bản:
1. Luật năm 2022 đã thay đổi bố cục của nội dung này
Trong Pháp lệnh số 34, vấn đề thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được quy định ở 04 chương (từ Chương II đến Chương V) với 21 điều (từ Điều 5 đến Điều 26). Luật năm 2022 đã có sự thay đổi về bố cục thể hiện bằng cách gộp các chương (từ Chương II đến Chương V) của Pháp lệnh số 34 vào thành một chương (Chương II). Chương này được chia thành 04 mục (Mục 1. Công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn; Mục 2: Nhân dân bàn và quyết định; Mục 3: Nhân dân tham gia ý kiến; Mục 4: Nhân dân kiểm tra, giám sát) gồm 34 điều (từ Điều 11 đến Điều 45) và
2. Về công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn
* Những nội dung công khai
Theo Điều 5 Pháp lệnh số 34, có 11 nội dung phải công khai thông tin cho Nhân dân biết, trong khi đó, theo Điều 5 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 thì công dân được quyền tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ những thông tin không được tiếp cận và được tiếp cận có điều kiện theo quy định. Như vậy, quy định của Pháp lệnh số 34 về các nội dung phải công khai hẹp hơn quy định của Luật Tiếp cận thông tin, hệ quả là không bảo đảm đầy đủ yêu cầu “dân biết” khi thực hiện dân chủ ở cơ sở. Để khắc phục hạn chế này, Điều 11 Luật năm 2022 quy định có 14 nhóm nội dung phải công khai ở xã, phường, thị trấn, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật.
Bằng việc mở rộng phạm vi công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn., Luật năm 2022 đã cụ thể hóa quyền tiếp cận thông tin tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền ... tiếp cận thông tin”. Việc người dân có đầy đủ các nguồn thông tin giúp họ nâng cao hiểu biết và nhận thức, chủ động, tích cực, tự giác thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Trên cơ sở được biết thông tin, Nhân dân mới kịp thời kiến nghị đến các cơ quan nhà nước để hoàn thiện chính sách, pháp luật.
* Hình thức công khai thông tin
Hình thức công khai thông tin rất quan trọng để người dân nắm được những nội dung có liên quan mà chính quyền công khai. Điều 6 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định có 03 hình thức công khai thông tin, đó là: Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân cấp xã; Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân. Điều 12 Luật năm 2022 ngoài việc kế thừa 03 hình thức công khai thông tin như Pháp lệnh số 34, còn bổ sung thêm 07 hình thức công khai thông tin mới tại khoản b, đ, e, g, h, i, k.
Như vậy, Luật đã đa dạng hóa các hình thức công khai thông tin ở cấp cơ sở để dân biết, để dân bàn theo đúng sự thật, đúng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, với tinh thần xây dựng, tích cực nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Đây là một trong những điểm nổi bật của Luật
* Thời điểm công khai thông tin
Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh số 34 quy định: Chính quyền cấp xã có trách nhiệm tổ chức công khai thông tin chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 12 Luật năm 2022 sửa lại là: “3. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai”.
Như vậy, Luật năm 2022 đã kéo dài thời điểm công khai thông tin từ 02 ngày lên 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai.
Luật năm 2022 quy định riêng thời gian công khai trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 13 Điều 11, đó là: Đối với các thông tin về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã (khoản 4 Điều 11); Các thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thực hiện (khoản 13 Điều 11) thì UBND cấp xã phải niêm yết thường xuyên tại trụ sở Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp xã và được cập nhật khi có sự thay đổi.
Ngoài ra, Luật năm 2022 còn quy định cụ thể các hình thức để Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thông báo thông tin đến Nhân dân, gồm: thông báo tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, cuộc họp, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở thôn, tổ dân phố; thông báo trực tiếp hoặc gửi văn bản thông báo đến từng hộ gia đình; thông qua tin nhắn đến đại diện hộ gia đình hoặc sử dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
Những quy định về công khai thông tin trong Luật năm 2022 đầy đủ và cụ thể hơn hơn, giúp Nhân dân tiếp cận được một cách đầy đủ, đa chiều các thông tin liên quan đến cuộc sống của mình, biết được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực để từ đó tích cực, chủ động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Trên cơ sở quyền được biết, Nhân dân mới có thể thực hiện quyền được bàn và quyết định, quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định và quyền kiểm tra, giám sát đối với những nội dung liên quan tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của người dân ở xã, phường, thị trấn bằng những hình thức nhất định, phù hợp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật.
2. Nhân dân bàn và quyết định
* Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định
Pháp lệnh số 34 quy định 03 nội dung Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp. Điều 15 Luật năm 2022 kế thừa 03 nội dung này và bổ sung thêm 03 nội dung Nhân dân bàn và quyết định liên quan đến các khoản đóng góp của Nhân dân, các công việc nội bộ của cộng đồng dân cư.
Như vậy, các nội dung người dân bàn và quyết định được quy định rất đa dạng, phong phú, cho phép người dân có thể biểu đạt được ý chí, nguyện vọng của mình với các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định, cũng như thực thi chính sách, pháp luật.
Để thực hiện các nội dung Nhân dân bàn và quyết định, Luật năm 2022 còn bổ sung quy định việc đề xuất nội dung Nhân dân bàn và quyết định tại Điều 16. Đây là quy định mới của Luật năm 2022 . Thực tế triển khai Pháp lệnh số 34 cho thấy Nhân dân chủ yếu bàn và quyết định các nội dung do Ủy ban Nhân dân cấp xã chỉ đạo trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố đề xuất mà chưa có quy định về việc người dân được tự mình đề xuất sáng kiến, đưa ra để cộng đồng dân cư bàn và quyết định. Điều 16:
“3. Công dân cư trú tại thôn, tổ dân phố có sáng kiến đề xuất về nội dung quy định tại Điều 15 của Luật này và được ít nhất là 10% tổng số hộ gia đình tại thôn, tổ dân phố đồng thuận thì gửi đề xuất đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định nếu không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội”.
Việc bổ sung quy định công dân sinh sống tại cộng đồng dân cư có quyền đề xuất nội dung Nhân dân bàn và quyết định nhằm tăng cường việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của Nhân dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013, người dân sẽ tích cực tham gia hoạt động “dân bàn”, bảo đảm “dân bàn” được tổ chức thực chất hơn.
* Hình thức Nhân dân bàn và quyết định
Điều 11 Pháp lệnh số 34 quy định 02 hình thức Nhân dân bàn và quyết định, đó là:
“a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố;
b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình”.
Điều 17 Luật năm 2022, ngoài việc kế thừa 02 hình thức trên còn bổ sung thêm hình thức: “c) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn”. Hình thức này chỉ áp dụng trong trường hợp cộng đồng dân cư quyết định các công việc quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này mà Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thấy không cần thiết tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.
Ngoài ra, Luật năm 2022 còn bổ sung điều khoản quy định về trình tự tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư và việc phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.
* Quyết định của cộng đồng dân cư
Pháp lệnh số 34 không có quy định về nội dung, hình thức, hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư, vấn đề sửa đổi, bổ sung thay thế các nội dung mà cộng đồng dân cư bàn và quyết định. Điều 20 Luật năm 2022 đã bổ sung để làm rõ nội dung này.
Những sửa đổi, bổ sung các vấn đề Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp trong Luật năm 2022 phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, từ đó để mở rộng dân chủ trực tiếp cho Nhân dân, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của Nhân dân tham gia bàn và quyết định các vấn đề của địa phương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
* Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định
Điều 21 Pháp lệnh số 34 quy định 05 nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định. Thực tiễn thi hành quy định này cho thấy, nội dung tham gia ý kiến của Nhân dân vào các hoạt động của chính quyền cấp cơ sở và của các cấp chính quyền, đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành các quyết định hành chính còn hạn chế, dẫn đến có nhiều vụ khiếu nại, khiếu kiện đối với các quyết định hành chính của chính quyền cấp xã, tiêu biểu như: Các vụ khiếu kiện, khiếu nại theo thống kê khoảng 70% liên quan đến lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng. Để khắc phục hạn chế này, Luật năm 2022 ngoài việc kế thừa các nội dung này còn bổ sung thêm một số nội dung Nhân dân tham gia ý kiến như:
- Dự thảo quyết định hành chính của Ủy ban Nhân dân cấp xã có liên quan đến lợi ích cộng đồng, bao gồm quyết định ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có nội dung tác động đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến cộng đồng.
- Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
- Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảo quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn (nếu có).
- Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã.
* Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
Điều 20 Pháp lệnh số 34 quy định chỉ có 03 hình thức Nhân dân tham gia ý kiến. Điều 26 Luật năm 2022 mở rộng thành 08 hình thức nhằm tạo ra nhiều “diễn đàn” để Nhân dân tham gia ý kiến.
* Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn
Đây là quy định mới của Luật năm 2022. Theo đó, Luật năm 2022 quy định rõ cán bộ, công chức, đảng viên và mọi công dân cư trú trên địa bàn có trách nhiệm tích cực tham gia ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, của đất nước.
Các quy định về Nhân dân tham gia ý kiến được sửa đổi theo hướng tạo những điều kiện thuận lợi nhất để Nhân dân tích cực bày tỏ ý kiến của mình về những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, của đất nước. Việc phản hồi từ phía người dân sẽ giúp các cơ quan nhà nước cân nhắc, lựa chọn và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với lòng dân, tăng hiệu quả của chính sách. Cơ chế thông tin hai chiều giữa Nhà nước và công dân sẽ giúp cho việc quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả hơn, tăng tính trách nhiệm của công dân cũng như của các cơ quan công quyền. Từ đó, việc thực hiện dân chủ ngày càng thực chất và đầy đủ, huy động một cách triệt để, hiệu quả các nguồn lực, trước hết là trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy ấm no, hạnh phúc của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc lắng nghe ý kiến phản hồi từ Nhân dân, mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân còn được củng cố và tăng cường.
5. Nhân dân kiểm tra, giám sát (Điều 30 đến Điều 45)
Pháp lệnh số 34 chỉ đề cập đến hoạt động giám sát của Nhân dân. Luật năm 2022 đã bổ sung thêm hoạt động kiểm tra để thiết kế thành một mục (Mục 4): “Nhân dân kiểm tra, giám sát”.
* Nội dung kiểm tra, giám sát
Điều 23 Pháp lệnh số 34 quy định một cách ngắn gọn về những nội dung Nhân dân giám sát:
“Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại các điều 5, 10, 13 và 19 của Pháp lệnh này”.
Điều 30 Luật năm 2022 được thiết kế thành hai khoản. Một khoản quy định cụ thể các nội dung Nhân dân thực hiện việc kiểm tra; một khoản quy định cụ thể các nội dung Nhân dân thực hiện việc giám sát.
* Hình thức kiểm tra, giám sát
Bên cạnh việc kế thừa hình thức của Pháp lệnh số 34, Luật năm 2022 đã bổ sung thêm các hình thức mới:
- Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;
- Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;
- Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;
- Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban Nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.
- Các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật.
Việc mở rộng hình thức kiểm tra, giám sát chính là tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ theo đúng pháp luật và vì lợi ích của cọng đồng dân cư.
* Ban Thanh tra Nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng
Đây là quy định mới của Luật năm 2022. Hoạt động giám sát của Nhân dân thông qua Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng được coi là một kênh quan trọng để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định kiểm tra, giám sát trong Luật nhằm bảo đảm các quyết định đã được Nhân dân bàn và quyết định được thực thi trong thực tiễn; Nhân dân với tư cách là chủ thể quyền lực có cơ sở pháp lý vững chắc để theo dõi, xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Luật năm 2022 là nền tảng chính trị, pháp lý quan trọng để Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện đường lối, chủ trương; chính sách, pháp luật về dân chủ nói chung, dân chủ ở cơ sở nói riêng, từ đó góp phần hoàn thiện các thiết chế về dân chủ. Các quy định của Luật năm 2022 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm tiếp tục khẳng định và góp phần thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” của Đảng, bảo đảm quyền làm chủ và vai trò tự quản của Nhân dân ngay từ cấp cơ sở./.
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.13, tr.164.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.2, tr.249, 248.
- LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH NĂM 2022 LÀ CÔNG CỤ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC (03/03/2023)
- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 29/01/2023 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 (13/02/2023)
- Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2023 – 2025 (08/02/2023)
- Thông báo số 33/TB-STP ngày 06/01/2022 của Sở Tư pháp về kết quả kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng của Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ 4 (09/01/2023)
- Công văn về việc tham gia ý kiến vào dự thảo Kế hoạch PBGDPL năm 2023 (05/01/2023)
- Quy định về giám định viên kỹ thuật hình sự, tiêu chuẩn, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự (03/01/2023)
- Công an tỉnh Quảng Trị tạo mọi điều kiện để người dân thực hiện Luật Cư trú (03/01/2023)
- Ứng dụng VNeID cung cấp các tiện ích thay thế giấy tờ (03/01/2023)
- Sở Tư pháp gấp rút hoàn thành các nội dung trong chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (03/01/2023)
- Hải Lăng với công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hoà giải cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật. (03/01/2023)