Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
- Ngày đăng: 10-11-2021
- 191 lượt xem
Sáng ngày 09/11/2021, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về vảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu trên toàn quốc. Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị có đồng chí: Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành có liên quan và các cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33
Hội nghị đã nghe đồng chí Đặng Trần Anh Tuấn - Quyền Cục trưởng Cục Con nuôi báo cáo đánh giá kết quả thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay trên toàn quốc. Sau 10 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay, công tác nuôi con nuôi đã đạt được những kết quả nhất định như: thể chế pháp luật về nuôi con nuôi cơ bản đã hoàn thiện và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã tìm được gia đình thay thế ở trong nước và nước ngoài; công tác giải quyết nuôi con nuôi đã đi vào nề nếp; quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài được đương nhiên công nhận ở các nước thành viên Công ước La Hay. Trong giai đoạn 2011-2020, trên toàn quốc đã giải quyết 26.623 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi trong nước, 3.896 trẻ em làm con nuôi nước ngoài, trong đó tỉnh Quảng Trị giải quyết được 130 trường hợp làm con nuôi trong nước và 02 trường hợp làm con nuôi nước ngoài.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến phát biểu của các địa phương đã chỉ ra một số khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi như: Số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở cơ sở nuôi dưỡng được giải quyết cho làm con nuôi trong nước còn rất hạn chế; Tình trạng thỏa thuận cho nhận con nuôi, chỉ có giấy tờ viết tay hoặc tự ý đem trẻ em bị bỏ rơi về chăm sóc nuôi dưỡng, hoặc cho nhận con nuôi trao tay, hoặc lợi dụng việc cấp giấy chứng sinh để hợp thức “cha mẹ nuôi” thành cha mẹ đẻ mà không thông qua thủ tục đăng ký nuôi con nuôi diễn ra ở địa phương; Trách nhiệm hỗ trợ việc nuôi con nuôi trong nước chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chủ yếu do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện; Công tác giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài đối với trẻ em ở các cơ sở nuôi dưỡng chưa được triển khai đồng đều trên toàn quốc; Việc bố trí kinh phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài ở địa phương chưa được quan tâm; Dịch bệnh Covid - 19 có những tác động đáng kể đối với công tác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi bị sụt giảm.
Phát biểu chỉ đạo, kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp ghi nhận, chia sẽ những khó khăn của địa phương, đánh giá cao những kết quả đạt được, đồng thời biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33. Đồng chí Thứ trưởng khẳng định Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục lắng nghe để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc và chỉ đạo sát với thực tế, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác nuôi con nuôi để góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em được sống, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trong môi trường gia đình.
Thùy Ly - Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp
- Công văn 1282/STP-HCTP&BTTP ngày 04/11/2021 về việc rà soát việc đăng ký khai sinh của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài (30/03/2022)
- Công văn 1213/STP-HCTP&BTTP ngày 13/10/2021 về việc đề nghị tham gia ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm (30/03/2022)
- Các trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam theo Quyết định của Chủ tịch nước CHXHCNVN tại tỉnh Quảng Trị (30/03/2022)
- Công văn số 1087/STP-HCTP&BTTP ngày 09/9/2021 về việc thực hiện Công văn số 828/BTTPDGTS của Cục Bổ trợ tư pháp-Bộ Tư pháp (30/03/2022)
- Công văn số 1702/STP-HCTP&BTTP ngày 01/9/2021 đề nghị tham gia ý kiến vào Dự thảo Thông tư của Bộ Tư pháp (30/03/2022)
- Công văn rà soát, bổ sung thông tin hộ tịch theo đề nghị của Công an tỉnh và Danh sách công dân các huyện vắng mặt tại nơi cư trú. (30/03/2022)
- Công văn 892/STP-HCTP-BTTP ngày 21/7/2021 về việc cung cấp thông tin liên quan đến giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài sử dụng để đăng ký kết hôn tại Việt Nam (30/03/2022)
- Công văn số 777/STP-HCTP&BTTP ngày 24/6/2021 về việc tạm dừng cấp số định danh cá nhân (30/03/2022)
- Công văn số 645/STP-HCTP ngày 21/5/2021 hướng dẫn cấp Giấy XNTTHN; lập danh sách mở, khóa tài khoản hộ tịch; cung cấp bản sao Quyết định/ Trích lục thay đổi, cải chính hộ tịch, Giấy chứng tử/Trích lục chứng tử (30/03/2022)
- Công văn 593/STP-HCTP ngày 11/5/2021 v/v xử lý, khắc phục việc sổ hộ tịch, hồ sơ hộ tịch bị mất, hư hỏng do lũ lụt và đăng ký giám sát việc giám hộ (30/03/2022)