Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Nỗ lực thực hiện quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật của tỉnh Quảng Trị
- Ngày đăng: 25-04-2023
- 340 lượt xem
Bảo đảm quyền con người là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, quan điểm này đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Thực tế cho thấy, việc bảo đảm quyền con người, trong đó các quyền về tự do tôn giáo, dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội luôn được quan tâm đặc biệt. Điều này trước hết được minh chứng thông qua việc Nhà nước Việt Nam nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, với hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới từ năm 2014 đến nay. Trong đó, nhiều luật quan trọng như Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Trẻ em; Luật Báo chí; Luật An ninh mạng…Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu” [1]. Điều này được thể hiện rõ nét trong giai đoạn đối phó với đại dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã coi việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người dân là ưu tiên cao nhất. Năm 2022 Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Dấu ấn quan trọng nhất là việc Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Việc Việt Nam lần thứ hai trúng cử khẳng định cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo đảm, thúc đẩy quyền con người; đồng thời là sự ghi nhận, tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với vai trò tích cực của Việt Nam trong thúc đẩy các quyền con người trên bình diện quốc tế.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện tốt và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực. Xác định con người là mục tiêu và động lực phát triển, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả về nhân quyền trên địa bàn. Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nhất là trong lĩnh vực an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách người có công, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giải quyết khiếu nại tố cáo ngày càng được hoàn thiện để bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Công tác đấu tranh với các hoạt động lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo đạt hiệu quả tích cực, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về công tác xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật.
Quán triệt các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013, Năm 2021, 2022, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Trị, các Ban, ngành của tỉnh Quảng trị, đặc biệt Sở Ngoại vụ đã tham gia ý kiến vào Chương trình rà soát, xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh có liên quan đến vấn đề nhân quyền thuộc lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế tại địa phương. Bên cạnh đó, Sở Ngoại vụ đã chủ trì xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 17/3/2021 về triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai kế hoạch Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì Bình đẳng giới và Phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Bình đẳng giới cho CBCC,VC, người lao động. Phối hợp với Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức Hội nghị lồng ghép giới vào chương trình giảng dạy tại Trường Chính trị Lê Duẩn. Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Đã tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo trợ xã hội tại 8 huyện, thị xã, thành phố và 08 xã, phường, thị trấn. Chỉ đạo, hướng dẫn các Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm phổi do COVID-19 gây ra.
Thứ hai, về thực hiện và bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, xóa đói giảm nghèo và các nhóm người dể bị tổn thương. Năm 2021, Sở Ngoại vụ đã tham mưu UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ thủ tục giải quyết 07 vụ việc lãnh sự có yếu tố nước ngoài và báo cáo kịp thời cho các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được biết đề giải quyết kịp thời. Ngoài ra, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ cho 5 vụ việc công dân Quảng Trị bị bắt giữ, tai nạn...ở nước ngoài [2]. Với chức năng là cơ quan đầu mối thực hiện công tác quan hệ, vận động nguồn viện trợ PCP nước ngoài tại địa phương, năm 2021,2022, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở Ngoại vụ đã tích cực vận động các tổ chức PCP nước ngoài hỗ trợ các chương trình dự án trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo tại khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, các hoạt động hỗ trợ kinh tế hộ gia ở các huyện Hướng Hóa và Đakrông; các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn, người khuyết tật, nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam; Dự án phòng chống buôn bán người, phụ nữ, trẻ em qua biên giới; Cải thiện an sinh bền vững cho trẻ, đặt biệt là trẻ dễ bị tổn thương tại Hướng Hóa và Đakrông. Năm 2021, Tỉnh Quảng Trị đã tích cực chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan vận động được 17 dự án, viện trợ phi dự án PCPNN mới phục vụ nhu cầu khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Tổng giá trị cam kết 1.207.809,51 USD. Có 02 dự án có giá trị lớn đã được phê duyệt năm 2021, đó là dự án “Liên lạc cộng đồng và rà phá bom mìn, vật nổ tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021-2025” do tổ chức MAG/Anh tài trợ và dự án “Chương trình Cải thiện đời sống cho trẻ em, trẻ em gái và thanh niên bị thiệt thòi tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025” do tổ chức Plan International tài trợ; với tổng vốn cam kết cho toàn giai đoạn là 29.565.347 USD, vốn cho năm 2021 là 6.385.362 USD[3]. Tỉnh Quảng Trị cùng với Liên hiệp Hữu nghị tỉnh và Hội Hữu nghị Việt – Lào đã vận động quyên góp hỗ trợ tặng cho chính quyền và Hội hữu nghị Lào – Việt Nam của hai tỉnh Salavan và Savannakhet/Lào các vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19. Hưởng ứng lời kêu gọi của UBMTTQ tỉnh, Tỉnh Quảng Trị tích cực vận động công chức, người lao động của tỉnh và các dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn cùng chung tay phòng chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Quảng Trị thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh. Không chỉ tập trung đầu tư cho con người nói chung, Quảng Trị luôn chú trọng thực hiện tốt chính sách đối với người có công, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đã tham gia phối hợp với Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh và Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình “Nối vòng tay nhân ái” Xuân Nhâm Dần - 2022: Huy động hơn 22,5 tỉ đồng chăm lo Tết cho người nghèo, đã trao tặng 15 suất quà, mỗi suất trị giá 60 triệu đồng đối với hộ gia đình ở vùng đồng bằng và 70 triệu đồng đối với hộ gia đình ở miền núi để xây dựng nhà đại đoàn kết; tặng quà cho 15 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của COVID- 19. [4]
Thứ ba, công tác hợp tác quốc tế, đối ngoại trên lĩnh vực nhân quyền Trong năm 2021, tỉnh đã đón tiếp, làm việc với tiếp 33 đoàn với 116 lượt người đến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị: Đại sứ Israel, Đại sứ Hàn Quốc, Đại sứ Lào, Phó Đại sứ Ireland, đoàn Phó Đại sứ Ấn Độ đoàn Đại sứ quán Hoa Kỳ, đoàn Văn phòng Hợp tác quốc phòng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ-ODC. Tỉnh Quảng Trị đã làm thủ tục cấp phép tổ chức 08 hội nghị, hội thảo quốc tế. Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại được quan tâm. Kết quả các thành tựu kinh tế xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng được tuyên truyền, quảng bá, qua đó góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế đất nước và địa phương, chống lại các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch ở trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân một số nơi còn thiếu linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả chưa cao. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ở một số cấp ủy, chính quyền chưa được đề cao. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân còn chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin, đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc của cơ quan tham mưu về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác điều tra, nghiên cứu, phát hiện, dự báo chưa sát với thực tế. Nhận thức về vấn đề quyền con người của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự đầy đủ. Năng lực tham mưu, tổ chức, thực thi chính sách của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu. Một số cán bộ, đảng viên ngại đổi mới, chưa tận tâm, sợ trách nhiệm; còn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trình độ, năng lực quản lý, tư duy kinh tế của nhiều chủ doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh chưa theo kịp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tình hình ngoại biên cũng có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp nước thứ ba dọc tuyến biên giới, vấn đề ma túy, buôn lậu đang nổi cộm. Các Tổ chức PCPNN có xu hướng chuyển dịch các hoạt động nhân đạo vào lĩnh vực dân chủ cơ sở, xã hội dân sự, tiếp cận trực tiếp với cộng đồng, các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện Hướng Hóa và Đakrông cũng như thông qua các tổ chức phi chính phủ. Vì vậy nhiệm vụ bảo vệ, đấu tranh về công tác nhân quyền càng khó khăn và phức tạp. Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng các cấp của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị về hiện quyền con người, quyền công dân; cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo, các chính sách đối với các đối tượng dễ bị tổn thương. Qua đó, hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đánh giá, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình về trẻ em. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ “Bảo trợ trẻ em”. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Triển khai các hoạt động nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thông qua nâng cao năng lực cho các nữ ứng cử viên tiềm năng và nâng cao nhận thức của người dân về vị trí và vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Triển khai mô hình địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh tại cộng đồng, mô hình Trường học an toàn, thân thiện không bạo lực và mô hình thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái.
Hai là, nâng cao nhận thức của các CBCC, cán bộ nhân viên công tác tại các dự án phi chính phủ nước ngoài về các âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, các đối tượng bên ngoài lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ. Chủ động triển khai, thực hiện công tác đối ngoại, quán triệt chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần vào mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; mở rộng và đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, hợp tác thực chất, hiệu quả. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 33-KL/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị. Triển khai có hiệu quả Quyết định số 1737- QĐ/TU ngày 30/3/2020 của Tỉnh ủy Quảng Trị Quy định thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại qua các diễn đàn song phương và đa phương. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác quản lý thông tin đối ngoại; kêu gọi, vận động, xúc tiến thương mại, du lịch và các hoạt động đối ngoại liên quan vấn đề biên giới, lãnh thổ; chú trọng thông tin đối ngoại qua người Việt Nam ở nước ngoài, phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tích cực vận động các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển cộng đồng, vùng sâu, vùng xa và đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn thương để nâng cao đời sống cũng như trình độ nhận thức của người dân, hạn chế khả năng bị các đối tượng bên ngoài lợi dụng.
Ba là, tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động theo sự phân công của BCĐ Nhân quyền tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu và tham gia bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền, đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đề nghị tổ chức các đợt tập huấn về công tác nhân quyền cho các cán bộ làm công tác nhân quyền. Cần tham mưu cho các cấp ủy Đảng định kỳ có các chuyên đề về vấn đề nhân quyền trong sinh hoạt chi bộ cơ sở. Ban Chỉ đạo về công tác nhân quyền cần xây dựng chương trình công tác trọng tâm của Ban với sự phân công, phân nhiệm cụ thể và định kỳ tổ chức các phiên họp Ban Chỉ đạo để cập nhật tình hình và triển khai các hoạt động theo định hướng của trên và thực hiễn tình hình địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về thành tựu bảo đảm quyền con người, đặc biệt là những cam kết ưu tiên của Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Để thực hiện tốt công tác nhân quyền, rõ ràng không thể chỉ dùng một biện pháp nào đó. Việc kết hợp đồng thời các giải pháp trên là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng phong cách tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Quảng Trị chủ động trong công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện chủ động ngăn chặn hiệu quả âm mưu hoạt động của các đối tượng chống phá trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. Đây là nhân tố then chốt quyết định đến sự thành công của sự nghiệp thực hiện và đảm bảo quyền con người của tỉnh nhà.
Th.S.Lê Thị Thu Huyền
Tài Liệu tham khảo
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.27-28
[2]. Báo cáo Sở Ngoại Vụ tỉnh Quảng Trị năm 2021, năm 2022
[3]. Báo cáo Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2022
[4]. Báo cáo Sở Lao động-Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2022
- Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh, thực tiển và kinh nghiệm. (25/04/2023)
- Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị (25/04/2023)
- Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (24/04/2023)
- Tập huấn kỹ năng tuyên truyền và kiến thức về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật (11/04/2023)
- Quảng Trị: Hội nghị tập huấn bảo đảm bình đẳng giới trong hoạt động hòa giải ở cơ sở dành cho tập huấn viên (30/03/2023)
- Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023 (24/03/2023)
- Quảng Trị: Thành lập 31 mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; Mô hình “Địa chỉ tin cậy” và mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng" (06/03/2023)
- LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ - CÔNG CỤ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN (03/03/2023)
- LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH NĂM 2022 LÀ CÔNG CỤ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC (03/03/2023)
- Nâng cao nhận thực về thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trước những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch (15/02/2023)