Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng nhằm góp phần thực hiện tốt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Ngày đăng: 28-04-2024
- 74 lượt xem
.
Tổ chức, triển khai thực hiện đưa Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ”. Người còn nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”[1]. Đảng ta khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân”[2]. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, Điều 3, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kế thừa và phát triển tư tưởng “trọng dân” trong truyền thống lịch sử của dân tộc, bài học “dân là gốc” tiếp tục được phát triển bổ sung nội dung “dân giám sát” và “dân thụ hưởng” để tạo thuận lợi, có cơ sở chính trị, pháp lý tổ chức thực hiện, mở rộng, tăng cường và phát huy vai trò của Nhân dân.
Ngày 10/11/2022, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV ban hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, “dân giám sát” và “dân thụ hưởng” mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Tổ chức cơ sở đảng với vị trí, vai trò là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là nơi tổ chức, triển khai đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đồng thời, tổ chức cơ sở đảng còn là nơi tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, vì vậy, tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong triển khai Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, đưa Luật đi vào cuộc sống.
Xác định việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm phát huy chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra. Thời gian qua, các tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn toàn tỉnh đã nâng cao vai trò lãnh đạo, tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở cho tất cả cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân gắn với việc đẩy mạnh thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thể hiện qua việc cấp ủy đưa nội dung thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở vào nghị quyết, chương trình công tác năm của đơn vị; củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, các cấp ủy cơ sở yêu cầu chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt và thông tin đến người lao động được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của doanh nghiệp.
Việc triển khai, thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn với đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và Kết luận số 01 – KL – TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “ tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; phong trào thi đua “Dân vận khéo”; chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang… được triển khai sâu rộng có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Hoạt động người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân được thường xuyên tổ chức, qua đó nắm chắc tình hình tư tưởng, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân đồng thời giải quyết trực tiếp những ý kiến băn khoăn vướng mắc của Nhân dân, góp phần ổn định tình hình, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Có thể khẳng, định rằng với vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng và sự tiên phong, đi đầu của cán bộ, đảng viên việc triển khai thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đã phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động sức sáng tạo của Nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, góp phần xây dựng và phát triển địa phương, cơ quan đơn vị theo hướng ổn định, bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng trong việc tuyên truyền, triển khai, thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đang gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định. Cụ thể, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở mới có hiệu lực nên một số cấp ủy ở cơ sở trong xây dựng văn bản triển khai thực hiện còn chậm. Công tác quán triệt, triển khai, kiểm tra đôn đốc thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở ở một số tổ chức cơ sở đảng đang còn lúng túng.
Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm sửa đổi quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Việc tham gia ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vào các quy định, quy chế có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình chưa được chủ động, còn tâm lý ngại va chạm. Việc phát huy các quyền quyết định, quyền được kiểm tra, giám sát của người lao động có lúc còn hạn chế…
Vì vậy, trong thời gian tới, để tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng nhằm đưa Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống một cách nhanh chóng, hiệu quả, phát huy tốt đa quyền làm chủ của Nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn, cơ quan, đơn vị, các tổ chức cơ sở đảng cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, các cấp ủy đảng ở cơ sở phải đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, tuyên truyền về thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các tổ chức cơ sở đảng đưa việc lãnh đạo, chỉ đạo thi hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định 59/2023/NĐ-CP tại cơ quan, đơn vị vào nghị quyết công tác hàng năm của cấp ủy để kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả và phương hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo. Kết quả thi hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định 59/2023/NĐ-CP tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng hàng năm.
Hai là, tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở phải đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động; đội ngũ cán bộ, đảng viên, phải thực sự gương mẫu, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phải xứng đáng là người lãnh đaọ, người đầy tớ trung thành của Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương về đạo đức, lối sống cho quần chúng noi theo nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.
Ba là, các cấp ủy ở cơ sở cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền việc đẩy mạnh thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân phải cụ thể: Xây dựng cơ chế thông tin đa chiều, thực hiện minh bạch, công khai thông tin, đáp ứng quyền được thông tin của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Đa dạng hóa phương pháp, hình thức tuyên truyền theo hướng tăng cường đối thoại, trao đổi, tương tác phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng. Hiện đại hóa và sử dụng các phương tiện tuyên truyền hiện đại, nhiều chức năng, dịch vụ, tiện ích nhằm góp phần hữu ích, thiết thực trong việc tương tác, chia sẻ. Do vậy, cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy các cấp phải thực sự gương mẫu trong việc chấp hành các nguyên tắc tập trung dân chủ, trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên, trong sinh hoạt, lối sống… Đồng thời, kịp thời phê phán những biểu hiện cực đoan, lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, kích động, lôi kéo quần chúng phục vụ cho “lợi ích nhóm”, lợi ích cá nhân, đồng thời cần khắc phục, chấm dứt những việc làm mang tính dân chủ hình thức trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bốn là, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, lấy ý kiến của Nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng; tạo điều kiện để phát huy quyền giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của chính quyền cơ sở, trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Quyết định 99-QĐ/TW ngày 03/10/2017 và Kết luận số 54-KL/TW ngày 03/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW về tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Năm là, các cấp ủy đảng ở cơ sở thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chỉ đạo xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên ban chỉ đạo; xây dựng chương trình công tác, giao ban định kỳ, kế hoạch kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo được thường xuyên, sâu sát và hiệu quả. Tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất trong xây dựng và thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Sáu là, phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân ở cơ sở. Tăng cường đối thoại trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựng Đảng và bộ máy chính quyền các cấp thật sự trong sạch, vững mạnh; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ và thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở là bước tiến mới trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ tạo ra động lực to lớn cho các phong trào hành động cách mạng của nhân dân, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.
Tài liệu tham khảo
- Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2011, tập 6, tr.232.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 84 - 85
ThS. Trần Văn Toàn, Trường Chính trị Lê Duẩn
- Một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp (02/04/2024)
- Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh (16/05/2024)
- DANH SÁNH TỔ THƯ KÝ (16/05/2024)
- DANH SÁCH THÀNH VIÊN HĐPHPBGDPL TỈNH (16/05/2024)
- Trao đổi pháp luật: Giấy chứng minh Công an nhân dân có phải là giấy tờ tuỳ thân được sử dụng vào mục đích giao dịch dân sự không? (25/03/2024)
- Quyết định số 19/QĐ-STP ngày 29/02/2024 về việc thu hồi và huỷ bỏ Phiếu Lý lịch tư pháp (14/03/2024)
- Quyết định cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (Nguyễn Thị Thu Hà) (14/03/2024)
- Quyết định cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (Nguyễn Thị Hà) (14/03/2024)
- Quyết định công nhận, đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2023 (14/03/2024)
- Quyết định số 20/QĐ-STP ngày 01/3/2024 về việc công bố công khai kết quả mua sắm năm 2023 của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị (15/12/2024)