Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
- Ngày đăng: 15-06-2023
- 452 lượt xem
Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở kế thừa những thành tựu trong các thời kỳ cách mạng ở nước ta và vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, cũng như tiếp thu tinh hoa tư tưởng, pháp luật nhân quyền quốc tế, nhận thức và đường lối chỉ đạo của Đảng ta về quyền con người có nhiều bước phát triển mới và đã đưa đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế như Theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AI), Phóng viên không biên giới (RSF), Ngôi nhà tự do (FH)... luôn đưa ra những báo cáo với nhiều thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. “Tát nước theo mưa”, nhân quyền trở thành “chiêu bài” mà các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài như Việt Tân, Chính phủ Việt Nam tự do, Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam, Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam... và các phần tử cực đoan, cơ hội chính trị, suy thoái về tư tưởng, núp bóng nghiên cứu lý luận ở trong nước ra sức lợi dụng để vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền; chống phá, tấn công quyết liệt vào nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mục đích của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động này là nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây ra sự nghi ngờ, ngộ nhận của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Quan điểm sai trái, xuyên tạc mà các thế lực thù địch, phản động sử dụng để tấn công vào nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta tập trung chủ yếu ở những khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, phủ nhận thành tựu về các giá trị lý luận, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân chủ, nhân quyền và các kết quả thực tiễn về quyền con người mà Việt Nam đã đạt được trong suốt 35 năm đổi mới.
Thứ hai, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền con người trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc. Các thế lực thù địch cho rằng Việt Nam có “hai chính sách tôn giáo”: Chính sách bảo đảm hình thức và chính sách không bảo vệ, không bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Cho rằng nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về dân tộc không tương đồng với các công ước quốc tế về quyền con người; không có điều khoản bảo đảm quyền của “người bản địa” theo tuyên ngôn, công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã tham gia.
Thứ ba, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do lập hội, trì hoãn ban hành Luật Biểu tình, Luật về Hội; công dân không có khả năng thay đổi chính quyền một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; sử dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân cưỡng bức; đàn áp, bắt giam những nhà hoạt động nhân quyền, các nhà báo độc lập, những người có ý kiến phản biện trái với Nhà nước...
Thứ tư, xuyên tạc Bộ luật Hình sự của nước ta; vu cáo nhà nước sử dụng một số điều luật trong Bộ luật Hình sự để “bóp nghẹt” quyền tự do dân chủ, các quyền căn bản của công dân. Kêu gọi xóa bỏ một số điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như Điều 109; Điều 116; Điều 117; Điều 331... nhằm âm mưu tạo ra môi trường thuận lợi để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Những luận cứ đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ tư tưởng, đường lối của Đảng ta về quyền con người:
Một là, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Đảng ta luôn khẳng định: “Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Từ quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng cho việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật bảo đảm quyền con người trên thực tế. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ban hành. Từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp năm 2013, quyền con người ở Việt Nam đã thực sự trở thành quyền Hiến định; các bộ luật, các luật, các văn bản quy phạm pháp luật cũng được ban hành tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tôn trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hai là, ở Việt Nam, chủ thể thụ hưởng quyền con người không phải là một bộ phận người thuộc giai cấp hay tầng lớp, dân tộc hay tôn giáo nào đó, mà là toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong lãnh đạo việc quản lý xã hội và điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tôn giáo theo hướng ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động tôn giáo; quan tâm xây dựng khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với vấn đề dân tộc, Đảng ta luôn luôn kiên định nguyên tắc “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Đảng và Nhà nước ta không chỉ quan tâm giải quyết vấn đề kinh tế mà còn hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội; quan tâm ban hành nhiều chính sách đặc thù giải quyết khó khăn, phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số như Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới...
Ba là, các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của con người... luôn được Đảng và Nhà nước ta bảo đảm một cách chủ động trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Trong Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022 được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố: “Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia. Báo cáo của UNDP nhận định, Việt Nam thuộc Nhóm Phát triển con người cao từ năm 2019 và đã đạt tiến bộ ổn định trong cả ba khía cạnh của HDI kể từ những năm 1990...”
Bốn là, trong pháp luật Việt Nam, không có khái niệm “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” hay “tù nhân tôn giáo”. Nhà nước Việt Nam không thi hành hình phạt tù bất cứ một cá nhân nào chỉ vì lý do họ hoạt động tôn giáo hay bày tỏ quan điểm chính trị, biểu tình “ôn hòa” hay “nhà báo độc lập”, “nhà hoạt động môi trường”... mà chỉ xử lý những kẻ cố tình lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Pháp luật Việt Nam là sự thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam và là sự chắt lọc của pháp luật quốc tế, vì vậy, không có chuyện pháp luật Việt Nam đi ngược lại với thế giới như các đối tượng thù địch đã xuyên tạc.
Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Mỗi đảng viên cần đề ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức cũng như phát huy vai trò của mình trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về quyền con người ở Việt Nam.
Thứ nhất, trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, mỗi đảng viên cần kiên trì thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra, nhận thức rõ đây là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài.
Thứ hai, không ngừng học tập, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng; pháp luật của Nhà nước; từ đó trang bị bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức, có trí tuệ để nhận diện rõ các quan điểm sai trái, thù địch và sẵn sàng đấu tranh, phản bác những đánh giá phiến diện, thiếu khách quan để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thứ ba, phát huy mạnh mẽ nhiệm vụ tuyên truyền của đảng viên. Thông qua nhiều hình thức để tăng cường tuyên tuyền, phổ biến những giá trị ưu việt của chủ nghĩa xã hội, những nỗ lực và thành tựu của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người của nhân dân Việt Nam; giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình quyền con người ở Việt Nam. Trong đó, ưu tiên khai thác hiệu quả thế mạnh của truyền thông trên các nền tảng số để cung cấp thông tin minh bạch đến người dân trong nước và quốc tế về các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người của Nhà nước ta. “Phủ xanh” mạng xã hội (Fanpage, Tiktok, Youtube…) những thông tin tích cực, đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Thứ tư, nêu cao cảnh giác, chủ động, kịp thời phát hiện, quyết liệt đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trong mọi mặt đời sống xã hội. Xem bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ tự thân, cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và thực chất, qua đó chủ động phòng tránh nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với chính mình. Không chia sẽ, hưởng ứng những luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trên mạng xã hội; thường xuyên chia sẻ những thông tin chính thống để lan tỏa và giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu đúng bản chất của các sự việc, tránh để các thế lực xấu lợi dụng để dẫn dắt dư luận.
Thứ năm, lồng ghép công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào trong hoạt động công vụ hàng ngày. Thực hiện đúng và hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để góp phần khẳng định những giá trị ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Trong tình hình hiện nay, thực hiện tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước về quyền con người là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Làm tốt công tác này sẽ góp phần khẳng định sự đúng đắn cũng như củng cố niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hoàng Thùy Ly - Phòng HCTP
- ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (15/06/2023)
- Làm tốt vai trò cầu nối đưa pháp luật đến với cộng đồng ở Đakrông (15/06/2023)
- Công văn số: 1080/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 09/6/2023 V/v hướng dẫn báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (12/06/2023)
- Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn thị xã Quảng Trị. (08/06/2023)
- Công văn 1016/STP-HCTP&BTTP ngày 07/6/2023 V/v tham gia ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. (08/06/2023)
- Phụ nữ Quảng Trị nỗ lực trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (05/06/2023)
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (25/05/2023)
- Tà Long: Truyền thông về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. (25/05/2023)
- Dự thảo Nghị định Quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp (23/05/2023)
- Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp (23/05/2023)