Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Nỗ lực trong công tác phòng chống tảo hôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- Ngày đăng: 29-12-2022
- 770 lượt xem
Hướng Hóa, Đakrông là huyện miền núi, có hơn 50% người dân là đồng bào dân tộc Pa Cô, Vân Kiều. Đây cũng là hai địa phương thường xuyên xảy ra tình trạng tảo hôn. Theo số liệu thống kê của huyện Đakrông giai đoạn 2016 - 2021, toàn huyện có 484 cặp tảo hôn, chiếm tỉ lệ 20,96%, trong đó có 81,5% là nữ giới; 81 cặp tảo hôn cả vợ và chồng. Huyện Hướng Hóa năm 2021 có 122 cặp tảo hôn (trong đó có 5 cặp tảo hôn cả vợ và chồng), chiếm 30,27% so với tổng số cặp kết hôn. Nguyên nhân tảo hôn chủ yếu là do trình độ văn hóa của người dân còn thấp, thiếu kiến thức về pháp luật. Việc kết hôn được thực hiện theo phong tục tập quán lạc hậu; nhiều gia đình xem tảo hôn là chuyện riêng của từng gia đình; việc lấy vợ, lấy chồng của con cái là để trong nhà có thêm nguồn nhân lực lao động nên không quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm của con em mình khi bước vào tuổi vị thành niên. Thời gian qua, tình trạng tảo hôn trong tỉnh, tập trung tại các địa bàn huyện miền núi thuộc các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa vẫn xảy ra; trước thực trạng và ảnh hưởng hệ lụy của tảo hôn; Hội LHPN tỉnh và các huyện có địa bàn miền núi nỗ lực, tích cực phối hợp triển khai công tác phòng chống tảo hôn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn còn phổ biến là do: Tâm lý muốn lấy vợ, chồng sớm; một số gia đình muốn con lấy vợ, lấy chồng sớm để có thêm lao động; tình trạng nghèo đói, thất học, thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến nhiều vị thành niên có quan hệ tình dục sớm buộc phải “cưới chạy”. Nhận thấy những nguyên nhân chính đó, Hội đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động để thay đổi hành vi của đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động để thay đổi hành vi trong gia đình hội viên, phụ nữ và cộng đồng về tảo hôn; cung cấp các kiến thức pháp luật Luật hôn nhân gia đình; Luật trẻ em, BĐG, Quyền TE; hệ lụy tảo hôn,…Các hoạt động truyền thông được truyền tải đến HVPN và cộng đồng dưới nhiều hình thức: tập huấn, truyền thông, diễn đàn – tảo hôn nôi lo không của riêng ai, hội thi - sân khấu hóa; đồng thời lồng ghép tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt Hội, các CLB, nhóm “Tiết kiệm vốn vay thôn bản”; nhóm cha mẹ...Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội nhằm tuyên truyền hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng được các huyện chú trọng thực hiện. Trong 5 năm 2017-2022, các cấp Hội LHPN trong toàn tỉnh phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật; xây dựng các nhóm giải pháp để nâng cao nhận thức cho người dân về Luật Hôn nhân và Gia đình với hơn 200 cuộc tư vấn, tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho hơn 600 lượt người, thực hiện các mô hình can thiệp để ngăn ngừa nguy cơ kết hôn sớm, xây dựng và phát động ký hương ước, quy ước thôn không tảo hôn; qua đó, giảm thiểu tình trạng tảo hôn.
Hội LHPN tỉnh Quảng Trị triển khai dự án 8 “ Thực hiện bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đới với phụ nữ, trẻ em”.
Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền, vận động, Hội phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tranh thủ sự hỗ trợ của già làng, trưởng bản - Người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ những hủ tục và phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Xây dựng các mô hình CLB ngừa nguy cơ kết hôn sớm: như: phối hợp với tổ chức Plan xây dựng nhóm trẻ em gái, CLB làm cha mẹ - tính đến nay đã có hàng trăm mô hình CLB; vận động xây dựng sân chơi cho em thông qua các sáng kiến cộng đồng. Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện các mô hình can thiệp để ngăn ngừa nguy cơ kết hôn sớm, xây dựng và phát động ký hương ước, quy ước thôn không tảo hôn...Hội đã tiến hành xây dựng mô hình tổ truyền thông cộng đồng nhằm tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; mô hình Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi; CLB “Phụ nữ với pháp luật” “Làng quê an toàn cho phụ nữ, trẻ em”... trong đó đối với mô hình đại bàn miền núi Hướng Hóa.
Học viên tích cực thảo luận tích cực tại lớp tập huấn mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” do Hội LHPN tỉnh Quảng Trị tổ chức.
Đakrông hướng đến các tiêu chí trong mô hình: không tảo hôn, không bạo lực, không hôn nhân cận huyết thống... Để giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, Hội LHPN tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ); xã Ba Nang (huyện Đakrông), xã Thuận (huyện Hướng Hóa). Thông qua giám sát đã đề xuất UBND các xã cần tập trung rà soát các đối tượng tiền hôn nhân , đối tượng nguy cơ tảo hôn để có biện pháp phòng ngừa.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, do nguyên nhân bỏ học; Hội đã vận động nguồn lực để hỗ trợ các gia đình HNPN khó khăn, có con nguy cơ bỏ học do nguyên nhân kính tế,với các mô hình sinh kế chăn nuôi dê, bò các dự án khôi phục giống chuối lùn bản địa, dự án trồng tiêu, với hàng trăm hộ gia đình hội viên, phụ nữ hưởng lợi; hỗ trợ mái ấm tình thương, công tình dân sinh, mô hình sinh kế, tặng quà cho hội viên phụ nữ nghèo và học bổng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn và con em cán bộ chiến sỹ biên phòng đang công tác tại các địa bàn biên giới ... với 24 mái ấm tình thương; 34 nhà tiêu hợp vệ sinh; 5 con bò giống, 174 con dê giống, gần 5.000 suất quà đã được trao cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn và 4 giếng khoan phục vụ cộng đồng với tổng số tiền ước tính trên 7,2 tỷ đồng. Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với năng lực, trình độ, nhu cầu và những vấn đề phụ nữ quan tâm, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của phụ nữ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào các nội dung về chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con, phòng, chống mua bán người, phòng, chống bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; xâm hại phụ nữ, trẻ em v.v…Các cấp Hội đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Hội đã hỗ trợ hàng trăm phụ nữ khởi sự kinh doanh với các hình thức như: kiến thức, vốn..., hỗ trợ gần 30 mô hình chăn nuôi lợn/dê/bò sinh sản quay vòng với trên 300 hộ hội viên tham gia.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyêt thống trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Thị Quế Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Trị cho biết: “Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tăng cường hướng dẫn hỗ trợ Hội LHPN các xã miền núi thuộc huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và Đakrông đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động HVPN và cộng đồng phòng chống tạo hôn, hôn nhân cận huyết thống.Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình CLB phụ nữ với pháp luật, trẻ em gái, CLB Làm cha mẹ...; vận động gia đình hội viên phụ nữ chấp hành nội quy, quy ước, hương ước của thôn bản, quy ước thôn không có tảo hôn... nghiêm chỉnh chấp hành kết hôn đúng độ tuổi theo luật định. Đẩy mạnh thực hiện Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó, Hội sẽ triển khai thành lập Nhóm truyền thông tiên phong vì cộng đồng và CLB thủ lĩnh của sự thay đổi, Mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng, trong đó sẽ tập trung cho công tác truyền thông về tảo hôn, thông qua nhóm, CLB này. Đồng thời với việc xây dựng các mô hình truyền thông sẽ kết hợp xây dựng mô hình sinh kế, phát triên sinh kế; phát triển kinh tê cho gia đình hội viên, phụ nữ...”.
Bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực của Hội, nhiều hội viên phụ nữ, nam giới và con em đã dần thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn ngừa nạn tảo hôn. Qua đó, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, xây dựng cuộc sống của của gia đình hội viên, phụ nữ lành mạnh, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Phương Thiện
- Sở Tư pháp Quảng Trị ban hành văn bản chấn chỉnh hoạt động công chứng (29/12/2022)
- Một số kết quả công tác phòng, chống mua bán người năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (27/12/2022)
- Tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin (19/12/2022)
- Một số quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần (16/12/2022)
- Quy định về giám định viên kỹ thuật hình sự, tiêu chuẩn, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự (16/12/2022)
- Một số kết quả hoạt động giám định Tư pháp năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (16/12/2022)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật. (12/12/2022)
- Một số quy định về lao động chưa thành niên (12/12/2022)
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính và hình sự đối với người sử dụng lao động chưa thành niên (12/12/2022)
- Những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hòa giải ở cơ sở năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (09/12/2022)