Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Kế hoạch “Chuyển đổi số ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
- Ngày đăng: 23-09-2021
- 268 lượt xem
Ngày 10 tháng 6 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 983/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch “Chuyển đổi số ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Kế hoạch đã đề ra các mục tiêu cụ thể thực hiện đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 như sau:
Thứ nhất, mục tiêu cơ bản đến năm 2025
(1) 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
(2) 90% hồ sơ công việc tại cơ quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
(3) 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của cơ quan Bộ được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành;
(4) 100% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử Ngành Tư pháp được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc, bao gồm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm; Cơ sở dữ liệu điện tử về thi hành án dân sự, từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
(5) 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của Ngành Tư pháp quản lý.
Thứ hai, mục tiêu cơ bản đến năm 2030
(1) 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
(2) 100% hồ sơ công việc tại cơ quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
(3) Hình thành nền tảng dữ liệu cho các lĩnh vực trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet, kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp;
(4) 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 06 nhóm nhiệm vụ cụ thể, 12 giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tham mưu triển khai thực hiện./.
Lan Chi - Văn phòng Sở
- KẾ HOẠCH 43/KH-UBND VỀ TRUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ CHƯƠNG TRÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (14/09/2022)
- KẾ HOẠCH SỐ 5980/KH-UBND VỀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH (14/09/2022)
- QUYẾT ĐỊNH 749QĐ-TTG NGÀY 03062020 VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH (14/09/2022)