Chi tiết - Sở Tư pháp

 

 Description: http://sotuphapquangtri.gov.vn/Portals/0/242837639_622717979102495_3020454325208836541_n.jpg

 

Một buổi tư vấn pháp luật cho đồng bào tại xã A Dơi

 

       Quảng Trị là địa phương có cả hai tuyến biên giới, đó là tuyến biên giới trên đất liền và tuyến biên giới biển (đảo). Địa bàn khu vực biên giới có 27 xã, thị trấn biên giới thuộc 7 huyện( Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ) với 3.035 hộ/134.243 nhân khẩu.

       Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan, ban ngành, địa phương đã quan tâm tổ chức triển khai phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều nội dung, hình thức có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

       Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021”. UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 4178/ KH-UBND ngày 25/8/2017 về việc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021” theo đó giao cho Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì với hợp với các Đơn vị liên quan thực hiện Đề án Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017- 2021” trên địa bàn biên giới của tỉnh.

       Với vai trò là cơ quan chủ trì Đề án ở địa phương, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp các cơ quan, đơn vị, đị phương “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền;thông qua xây dựng, khai thác Tủ sách pháp luật; xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của các thôn bản; “Ngày pháp luật”, thông qua các mô hình thực hiện Chỉ thị số 01/2015/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; tuyên truyền thông qua các phiên tòa lưu động tại địa phương, qua công tác đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật tại các đồn Biên phòng và các địa phương; mô hình xe tuyên truyền lưu động“Tiếng loa Biên phòng” trên địa bàn hai tuyến biên giới của tỉnh. Đặc biệt Mô hình “Tiết học Biên phòng”do các Đồn Biên phòng và phòng Chính trị, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh đã phối hợp với các trường học triển khai tuyên truyền về lực lượng BĐBP và chủ quyền biên giới, biển- đảo đối với học sinh trong toàn tỉnh, qua 5 năm thực hiện đã tổ chức Mô hình“Tiết học biên phòng” được 915tiết học/hơn 22.750 em học sinh, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa thăm quan, tìm hiểu thực tế đường biên, mốc Quốc giới, thông qua các hoạt động đó đã góp phần nâng cao nhận thức của các thầy cô và học sinh về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, về các vùng biển Việt Nam, cũng như nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật về biên giới, phòng chống mua bán người, tảo hôn, kết hôn hai bên biên giới, phòng chống bạo lực, ma túy học đường và các tệ nạn xã hội khác.

       Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Đề án của tỉnh đã tổ chức tiếp nhận sử dụng nguồn tài liệu do Ban Chỉ đạo Đề án Bộ Quốc phòng cấp, tiếp nhận các bộ sách pháp luật, băng đĩa, tờ rơi, tờ gấp; kịp thời tổ chức cấp phát đến 14 đồn Biên phòng, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Hải đội 2 và 196 thôn, bản, khu phố của 27xã, thị trấn khu vực biên giới, vùng biển, đảo của tỉnh. Đồng thời, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân và thực trạng tình hình vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới để lựa chọn, xác định những vấn đề trọng tâm, những vấn đề nóng, nổi cộm đang diễn ra ở từng địa bàn để sưu tập, biên soạn tài liệu tuyên truyền đảm bảo sát thực tế, phù hợp với từng loại đối tượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, quán triệt cho cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp Nhân dân nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó nội dung tài liệu tập trung vào Pháp lệnh BĐBP, Luật Biên giới Quốc gia, Luật Biển Việt Nam, các hiệp định, quy chế biên giới, nhất là Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, Nghị định số 34/2014/NĐ-CP, Hiệp định quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu trên đất liền Việt Nam- Lào năm 2016, nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam -Lào 2016; chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động; về chủ quyền biển- đảo của tổ quốc; Nghị quyết số 09-NQ/TW về “chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Luật Biên phòng Việt Nam và các lĩnh vực như: đất đai, môi trường; tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống mua bán người; phòng chống tội phạm ma túy; phòng chống dịch Covid-19 và XNC trái phép; an ninh nông thôn; an ninh tôn giáo....Ban Chỉ đạo Đề án tỉnh, huyện và các địa phương, đơn vị đã nghiên cứu biên soạn trên720 đề cương tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; cấp phát hơn 91.500 tờ rơi, tờ gấp có nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; cấp 5.700 đầu sách phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại cơ sở.

       Trong giai đoạn 2017-2021, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được 6.747 buổi/188.686 lượt người với các nội dung khác nhau về các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến vùng biên giới nói riêng; phát động phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống Covid -19 và xuất nhập cảnh trái phép” tại 27/27 xã, thị trấn khu vực biên giới, vận động với 33.000 hộ gia đình ký cam kết tham gia. Thành lập 86 chốt cố định, 15 tổ cơ động tuyến biên giới bộ, 15 tổ cơ động và quản lý tàu thuyền tuyến biên giới biển trong phòng chống dịch Covid-19 và XNC trái phép. Thông qua các hoạt động tuyên truyền sinh động, trực quan, bằng nhiều hình thức đã góp phần tích cực đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước lan tỏa sâu rộng vào đời sống của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn biên giới của tỉnh.

Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng đã tăng cường các bài viết, chuyên mục, tin tức.. giáo dục, pháp luật về biên giới và các hoạt động hướng về biên giới, gương người tốt việc tốt điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng và bảo vệ biên giới.Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và Báo Quảng Trị duy trì chuyên mục “Vì chủ quyền an ninh biên giới”; đã phát sóng được 60 số, ngoài ra có75 phóng sự, 437 tinphát trên sóng truyền hình Quảng Trị và 45 phóng sự, 369 tin phát trên sóng truyền hình Việt Nam, truyền hình Quốc Hội, Nhân dân, QPVN. Về Báo in: đã đăng trên 1000 tin bài trên các báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Báo Biên phòng, Báo Quảng Trị và các báo thường trú tại Quảng Trị về công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL; về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia, về kết quả công tác Biên phòng, về phòng chống thiên tai, bão lụt, cứu hộ, cứu nạn về phòng chống dịch bệnh Coovid- 19 của BĐBP tỉnh các lực lượng chức năng và Nhân dân trên hai tuyến biên giới và các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương. Tổ chức 18 buổi biểu diễn văn nghệ với tiểu phẩm kịch để tuyên truyền, PBGDPL phục vụ cán bộ, Nhân dân thu hút trên 2.575lượt người xem. Các đơn vị, địa phương đã đăng tải hàng nghìn tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, cá trang mạng xã hội,...., các tin, bài đã kịp thời giới thiệu rộng rãi đến cán bộ, Nhân dân trên khu vực biên giới, phản ánh rõ nét thực trạng thi hành pháp luật, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân trên biên giới, vùng biển, đảogóp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

       Để đạt được những kết quả trên vai trò đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đóng vai trò rất trong việc đưa chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với người dân vùng biên giới. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có: 204 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 219 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 1.048 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Báo cáo viên, tuyên truyền viên của Bộ đội biên phòng là 144 người... Hàng năm đội ngũ này được tập huấn, bồi dưỡng và cấp phát một số tài tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ.

       Có thể nói Đề án “ Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017- 2021” đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm ở khu vực biên giới, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và các tầng lớp quần chúng Nhân dân khu vực biên giới được nâng lên, hình thành nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, tình trạng người dân vi phạm pháp luật về biên giới và các hoạt động vi phạm pháp luật phổ biến như trước đây đã giảm hẳn; nhân dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, tích cực tham gia cùng BĐBP trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, góp phần tích cực vào việc củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương./.

 

                                                                           Phước Nghĩa – Phòng PBGDPL&TDTHPL