Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Ngày đăng: 13-03-2020
- 257 lượt xem
Ngày nay mạng xã hội rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thức hoạt động, mỗi loại hình mạng xã hội đều có những ưu thế riêng và mức độ phát triển cũng khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, một số mạng xã hội rất phát triển như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Viber…. Trong đó Facebook hiện nay đang là mạng xã hội phổ biến nhất, có số lượng tài khoản lớn nhất trong số người dùng mạng xã hội. Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức, người dân, đặc biệt là thanh niên … đều có một tài khoản mạng xã hội của riêng mình. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội như thế nào để mạng xã hội trở thành công cụ nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đó là vấn đề cần quan tâm và nâng cao chất lượng.
Trước hết, xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật đến với mọi đối tượng trong xã hội. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là vấn đề cần thiết. Thời gian qua, các ngành, các cấp đã có nhiều giải pháp nhằm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đưa đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật đến gần hơn với người dân. Trong đó, hình thức tuyên truyền pháp luật qua mạng xã hội là một trong những cách làm sáng tạo mang lại hiệu quả, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong mọi đối tượng và các tầng lớp nhân dân.
Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến pháp luật có rất nhiều ưu điểm để tăng cường tính hiệu quả của công tác này. Thông qua mạng xã hội giúp mỗi người dân trong đời sống sinh hoạt thường ngày dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận, tìm kiếm, chia sẻ các thông tin, các chính sách pháp luật một cách nhanh chóng và hiệu quả. Qua đó, người dân có thể thấm nhuần những nội dung pháp luật, những điều cần phải làm, những vấn đề phải quan tâm... Ngoài ra, mạng xã hội có tác động mạnh tới nhận thức tư tưởng, tình cảm, hành vi của mỗi người. Ví dụ: Khi cập nhật được các thông tin trên mạng xã hội phê phán, nêu rõ các hiện tượng sai trái coi thường pháp luật, không hiểu pháp luật đã dẫn đến những hậu quả khó lường cho cá nhân, gia đình và xã hội thì bản thân mỗi cá nhân tự ý thức những việc họ làm và điều chỉnh hành vi của mình theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mạng xã hội là cần thiết, có nhiều ưu thế và là một trong những phương pháp, phương thức tuyên truyền giáo dục pháp luật hiện nay có hiệu quả cao, được nhiều người ở nhiều lứa tuổi quan tâm.
Thực hiện tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mạng xã hội
Để phát huy mặt tích cực của mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần lưu ý một số nội dung:
Một là, việc sử dụng mạng xã hội làm công cụ để tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật phải đảm bảo đúng định hướng, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, sát thực, kịp thời, bám sát những nội dung có tính thời sự của địa phương, đất nước. Nội dung thông tin đăng tải phải được chọn lọc chính xác, ngắn gọn, phù hợp nhằm tạo môi trường thông tin lành mạnh, định hướng dư luận, loại bỏ các thông tin xấu, gây hoang mang, tác động tiêu cực đến tư tưởng người dân. Hiện nay, mạng xã hội phát triển phong phú và có hai mặt, đó là lan tỏa nhanh những thông tin tốt, nhưng mặt trái cũng có những thông tin xấu, độc hại. Vì vậy, sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải biết chọn lọc nhằm lành mạnh hóa thông tin trên mạng xã hội.
Hai là, các thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên mạng xã hội đảm bảo tính thu hút, sinh động, dễ hiểu, dễ tiếp cận, gần gũi với mọi đối tượng về nội dung và hình thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại”[1]. Do vậy, để những chủ trương đường lối, chính sách pháp luật đến được với đông đảo người dân thì các trang fanpage trên mạng xã hội do các cơ quan chức năng lập ra để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần lồng ghép những chủ trương về xây dựng nhà nước, chính sách pháp luật mang tính thời sự, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu để tuyên truyền, phổ biến, chuyển tải kịp thời đến người dân những thông tin, luận điểm trung thực thông qua các hình ảnh, video, câu chuyện pháp luật…. tạo sự tiếp cận, kết nối trong cộng đồng, nhận được sự hưởng ứng đông đảo, tích cực của người dân.
Ba là, mỗi cá nhân, tổ chức cần có sự hiểu biết, tỉnh táo khi tiếp cận các thông tin trên mạng xã hội. Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 đã quy định rõ về các nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng. Bên cạnh đó, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2020) trong đó có quy định hình thức xử phạt đối với hành vi chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt đến 20 triệu đồng. Do vậy, để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên mạng xã hội có hiệu quả thì ngay bản thân các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật phải nắm rõ các quy định của pháp luật về an ninh mạng, thẩm định thông tin trước khi đăng tải, chia sẻ để tạo một môi trường an ninh mạng lành mạnh. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần ý thức những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật, không nên chia sẻ, bình luận, …những “tin giả” gây hoang mang trong dư luận. Mặt khác, đối với những hành vi vi phạm trên mạng xã hội phải được các cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc để tạo tính răn đe, bởi lẽ “hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; pháp chế chỉ bảo đảm khi các quy phạm pháp luật được thực thi; mọi hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý”[2].
Có thể thấy, cùng với các phương tiện truyền thông khác thì mạng xã hội là công cụ hữu hiệu để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân. Việc sử dụng hiệu quả, khai thác tối đa mặt tích cực của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần sự chung tay của cả cộng đồng. Đồng thời, mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải biết cách truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, trung thực, hiệu quả để phát huy vai trò của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa các chính sách pháp luật tiếp cận với đông đảo người dân.
Lê Huyền
[1] Hồ Chí Minh, Về công tác tư tưởng, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 167. [2] http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=1780&print=true.
- Nâng cao trình độ, nhận thức và ý thức về pháp luật để phụ nữ tự bảo vệ mình và con em (08/07/2022)
- Bộ luật Lao động năm 2019: Một số điểm mới nổi bật (08/07/2022)
- Một số điểm mới, nổi bật của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (08/07/2022)
- Góc nhìn pháp lý về việc xác định cha, mẹ, con theo pháp luật hiện hành và một số vướng mắc trong thực tiễn tại Cơ quan đăng ký hộ tịch (08/07/2022)
- Một số quy định cơ bản của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (08/07/2022)
- Một số giải pháp để thực hiện tốt hơn thủ tục cấp PLLTP có án tích và đủ thời gian đương nhiên xoá án tích. (08/07/2022)
- Một số văn bản, chính sách mới có hiệu lực trong tháng 01/2020 (08/07/2022)
- UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định bãi bỏ một số văn bản QPPL (08/07/2022)