Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Nâng cao trình độ, nhận thức và ý thức về pháp luật để phụ nữ tự bảo vệ mình và con em
- Ngày đăng: 09-03-2020
- 246 lượt xem
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ ghi nhận quyền lợi ích hợp pháp của mỗi người dân, nhất là quyền con người, quyền tự do, quyền sở hữu tài sản…Pháp luật chính là chỗ dựa để từng người dân xây dựng một cuộc sống lành mạnh văn minh, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt để đảm bảo các quyền cho người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ đặc biệt là hệ thống pháp luật về bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống mua bán người; hôn nhân và gia đình; trẻ em… Tuy nhiên, với trình độ nhận thức không đồng đều nên cách tiếp cận, thực thi các quy định của pháp luật của phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho hội viên phụ nữ, trong năm 2019, các cấp Hội đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ và trẻ em như: Truyền thông, hội thi, giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người phụ nữ trong gia đình, phòng, chống bạo lực học đường, diễn đàn “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”... Trong đó, nổi bật là đợt sinh hoạt chuyên đề về phòng, chống ma túy tại 100% (1.153) chi hội trên toàn tỉnh, chiến dịch truyền thông “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” tại 5 xã thuộc chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương; phối hợp với Plan tổ chức 18 hội thi, truyền thông về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại địa bàn miền núi huyện Hướng Hóa, Đakrông. Duy trì hoạt động của 17 Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” - là một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả. Mô hình “Địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng được thành lập và duy trì, kịp thời hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình có nơi tạm lánh và giúp đỡ các nhu cầu thiết yếu khác nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả của bạo lực gia đình; thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phát hiện, lên tiếng, phối hợp tham gia giải quyết trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ yếu thế, nạn nhân bạo lực gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Bên cạnh công tác tuyên truyền, các cấp Hội còn chú trọng các hoạt động đối thoại chính sách với phụ nữ để giải đáp kịp thời các khó khăn, vướng mắc cũng như những kiến nghị của chị em; phối hợp tổ chức tọa đàm, đối thoại về an toàn thực phẩm quy mô cấp tỉnh, về chính sách bảo hiểm y tế tại các xã; phối hợp với ngành Tư pháp tổ chức 5 điểm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, phụ nữ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn có những hạn chế nhất định như: Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp cơ sở vẫn còn hạn chế về kỹ năng tuyên truyền, việc nắm bắt các văn bản để tuyên truyền chưa kịp thời do hệ thống văn bản QPPL thường xuyên thay đổi; công tác tổ chức các lớp kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại tình dục nhưng chưa được rộng khắp đến các đối tượng hội viên, phụ nữ; một bộ phận phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa không quan tâm hoặc hiểu biết rất ít các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến phụ nữ nên trong thời gian qua, tình trạng phụ nữ vi phạm pháp luật, tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra; nhiều chị em phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong các vụ án ly hôn, tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, không dám lên tiếng tố cáo các đối tượng có hành vi xâm hại do thiếu hiểu biết.
Để thực tốt chức năng đại diện của mình, trong thời gian tới Hội LHPN các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, cụ thể:
- Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt chi hội, tổ, nhóm phụ nữ… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông sẵn có của Hội như Website, Bản tin Bình đẳng giới, nhóm facebook, zalo Hội LHPN tỉnh, huyện và cơ sở; chuyên mục “Phụ nữ và cuộc sống” nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là các kiến thức về pháp luật.
- Tích cực phối hợp với ngành Tư pháp đẩy mạnh công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật cho phụ nữ; tiếp tục phối hợp với ngành Công an thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 01 về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội”; kiện toàn đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật, đảm bảo về số lượng và chất lượng.
- Kết hợp giáo dục pháp luật cho phụ nữ với việc thực hiện hiệu quả các Đề án: “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2019 - 2020”; “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2019 - 2027”; “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” giai đoạn 2016 - 2020.
- Tham gia ý kiến, phản biện xã hội có chất lượng vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ và gia đình và bình đẳng giới; tổ chức diễn đàn đối thoại chính sách; nâng cao chất lượng vai trò đại diện Hội trong các Ban chỉ đạo, Hội đồng; phát triển các mô hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, phụ nữ phù hợp với đối tượng và khả năng của từng cấp Hội; tổ chức và phát huy hiệu quả hoạt động của cộng tác viên trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở, duy trì tính bền vững, nâng chất lượng và mở rộng các Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” tại cộng đồng.
- Lựa chọn những nội dung pháp luật liên quan nhiều, trực tiếp đến phụ nữ như: Pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, dân sự, phòng, chống mua bán người... Vận động phụ nữ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực về mọi mặt. Tích cực học tập nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống, kiến thức xây dựng gia đình, phát triển văn hóa đọc trong chị em phụ nữ.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp với các ngành Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019 - 2022.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân và gia đình, chị em phụ nữ phải từng bước nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, biết tự bảo vệ mình và con em, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của mỗi mái ấm gia đình và của xã hội.
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
Phó ban Xây dựng tổ chức Hội - Hội LHPN tỉnh
- Bộ luật Lao động năm 2019: Một số điểm mới nổi bật (08/07/2022)
- Góc nhìn pháp lý về việc xác định cha, mẹ, con theo pháp luật hiện hành và một số vướng mắc trong thực tiễn tại Cơ quan đăng ký hộ tịch (08/07/2022)
- Một số điểm mới, nổi bật của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (08/07/2022)
- Một số quy định cơ bản của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (08/07/2022)
- Một số giải pháp để thực hiện tốt hơn thủ tục cấp PLLTP có án tích và đủ thời gian đương nhiên xoá án tích. (08/07/2022)
- Một số văn bản, chính sách mới có hiệu lực trong tháng 01/2020 (08/07/2022)
- UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định bãi bỏ một số văn bản QPPL (08/07/2022)