Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Quy định mới về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
- Ngày đăng: 24-08-2020
- 259 lượt xem
Ngày 13/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/8/2020, thay thế cho Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP.
Theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách. Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản. Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Khi xếp loại cán bộ, công chức, viên chức có nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
Nghị định quy định về tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm: Chính trị, tư tưởng; Đạo đức, lối sống; Tác phong, lề lối làm việc; Ý thức tổ chức kỷ luật và Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại ngoài việc thực hiện tốt các yêu cầu của tiêu chí chung còn căn cứ vào kết quả hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách và kết quả đánh giá, xếp loại của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp.
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xếp loại căn cứ vào kết quả thực hiện các tiêu chí chung, trong đó đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ; đánh giá thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với các vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, được xếp loại căn cứ vào kết quả thực hiện các tiêu chí chung và tiến độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao. Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý việc đánh giá, xếp loại được căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân theo các tiêu chí đã quy định, còn căn cứ vào kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và kết quả xếp loại của đơn vị trực tiếp quản lý.
Cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ…
Về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng CB-CCVC, Nghị định quy định: Đối với cám bộ thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. Đối với công chức thì việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý sẽ do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Đối với viên chức thì thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng VC sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Viên chức, gồm: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định quy định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị (hiện hành quy định thời điểm đánh giá, phân loại CBCCVC được tiến hành trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm). Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Trần Lan Chi
Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. /Portals/0/ND%2090-2020-ND-CP.docx
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật. (08/07/2022)
- Giới thiệu một số văn bản mới liên quan đến công chức, viên chức. (08/07/2022)
- Tùng Luật - Nét đẹp làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Quảng Trị (08/07/2022)
- Cần nghiên cứu hoàn thiện chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật do sử dụng rượu, bia (08/07/2022)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Từ quy định của pháp luật đến thực tiễn thi hành (08/07/2022)
- Những điều cần ghi nhớ cho người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam (08/07/2022)
- Thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái (08/07/2022)
- Những quy định mới về phân quyền, phân cấp, ủy quyền đối với địa phương trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (08/07/2022)
- Những điểm mới cơ bản của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư (08/07/2022)
- Những điểm mới về Hội đồng nhân dân trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (08/07/2022)