Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Giới thiệu một số văn bản mới liên quan đến công chức, viên chức.
- Ngày đăng: 12-06-2020
- 264 lượt xem
I. Nghị định mới về vị trí việc làm và biên chế công chức
Ngày 01/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2020 và thay thế Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức, Nghị định số 110/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức.
Nghị định số 62/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định và điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức.
Theo đó đối tượng áp dụng của Nghị định gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức được quy định tại Điều 3 Nghị định, cụ thể:
1. Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
5. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Về căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức, Điều 4 Nghị định quy định như sau:
- Căn cứ xác định vị trí việc làm:
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị;
+ Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ.
- Căn cứ xác định biên chế công chức:
+ Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
+ Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
+ Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
+ Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ nêu trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức:
+ Vị trí việc làm;
+ Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
+ Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
Cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bộ, ngành, địa phương) căn cứ vào quy định trên và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm để xây dựng đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Và người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Nghị định cũng nêu trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương đến hết năm 2020, cụ thể:
1. Chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành được giao quản lý từ trung ương đến địa phương, định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
2. Chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thiện và ban hành quyết định vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để thay thế các quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm của bộ, ngành, địa phương.
II. Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/6/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.
Các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 được xác định lại số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Nghị quyết này khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020./.
Trần Lan Chi
Chánh Văn phòng Sở Tư pháp
- Tùng Luật - Nét đẹp làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Quảng Trị (08/07/2022)
- Cần nghiên cứu hoàn thiện chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật do sử dụng rượu, bia (08/07/2022)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Từ quy định của pháp luật đến thực tiễn thi hành (08/07/2022)
- Những điều cần ghi nhớ cho người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam (08/07/2022)
- Thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái (08/07/2022)
- Những quy định mới về phân quyền, phân cấp, ủy quyền đối với địa phương trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (08/07/2022)
- Những điểm mới cơ bản của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư (08/07/2022)
- Những điểm mới về Hội đồng nhân dân trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (08/07/2022)
- Quyền nhân thân trong pháp luật Dân sự Việt Nam (08/07/2022)
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (08/07/2022)