Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- Ngày đăng: 18-05-2022
- 211 lượt xem
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới của các địa phương.
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Trị đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 17/8/2011 về việc tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND, ngày 13/4/2012 của HĐND tỉnh về chương trình mục tiêu việc làm-dạy nghề tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2012-2015. UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã ban hành Quyết định số 1080/ĐA-UBND, ngày 11/5/2011, về việc ban hành Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 977/QĐ-UBND, ngày 11/5/2017 về việc bổ sung vào danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn với đối tượng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Quyết định 2423/QĐ-UBND, ngày 12/9/2019 về việc bổ sung nghề mới vào Danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Kế hoạch số 28/KH-UBND, ngày 05/02/2021 về Triển khai công tác Giáo dục nghề nghiệp năm 2021. Mục tiêu đề ra trong thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Quảng Trị là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề, tạo khả năng và cơ hội cho người lao động được tiếp cận, lựa chọn nghề, học nghề nhằm tạo việc làm, nhất là cho đối tượng thanh niên, lao động nữ, lao động là người nghèo ở khu vực nông thôn.
Để thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, đồng thời phân cấp rõ vai trò, trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn. Theo đó, ngay từ đầu năm các huyện đã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các nội dung cụ thể, rà soát nhu cầu, xác định chỉ tiêu, ngành nghề gắn với đề án tái cấu trúc nông nghiệp, đề án phát triển sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của từng địa phương, đơn vị; các ngành nghề đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; đào tạo các nghề nông nghiệp gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản phẩm chủ lực của tỉnh, của từng địa phương và gắn với các mô hình phát triển sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã, phường, thị trấn. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã công khai danh sách số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo các chính sách của Đề án, các cơ sở có đủ năng lực và điều kiện dạy nghề để các địa phương chủ động lựa chọn, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo; tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tổ chức ngày hội tư vấn học nghề và việc làm giúp người dân hiểu ý nghĩa, sự cần thiết của việc dạy nghề, học nghề. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, toàn tỉnh đã tổ chức tuyển sinh và dạy nghề cho 57.482 lao động nông thôn, trong đó, dạy nghề nông nghiệp 33.424 người; dạy nghề phi nông nghiệp 24.058 người; trên 80% lao động sau đào tạo được giải quyết việc làm và cho thu nhập ổn định. Công tác đào tạo nghề đa dạng về hình thức và loại hình đào tạo, số lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn cũng tăng lên, đến nay đã có 22 cơ sở, bao gồm: 4 trường trung cấp, 2 trường cao đẳng, 9 trung tâm dạy nghề và 8 cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó, cơ sở đào tạo nghề công lập chiếm 75%. Trong năm 2021, toàn tỉnh tổ chức tuyển sinh, đào tạo 91 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 2.490 học viên. Trong đó: Nghề nông nghiệp có 33 lớp với 774 học viên (chiếm tỷ lệ 31,08%); nghề phi nông nghiệp có 58 lớp với 1.716 học viên (chiếm tỷ lệ 68,92%). Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được phê duyệt: Sở Lao động- Thương binh và xã hội đã thực hiện ký hợp đồng đào tạo 42 lớp với 1.316 học viên ở các nghề Phi nông nghiệp; Trường Cao đẳng kỹ thuật Quảng Trị thực hiện đào tạo 06 lớp với 140 học viên ở các nghề Nông nghiệp; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện ký hợp đồng đào tạo 38 lớp với 1.028 học viên thuộc các nghề Phi nông nghiệp và Nông nghiệp; các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp thực hiện đào tạo: 05 lớp với 129 học viên từ các nguồn xã hội hóa khác với tổng kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương 675 triệu đồng; ngân sách tỉnh 1.650,11 triệu đồng (đã bao gồm tiết kiệm chi 10%); ngân sách các huyện, thị xã, thành phố 1.223 triệu đồng; nguồn khác 218 triệu đồng. Lao động nông thôn sau khi hoc nghề đã áp dụng kiến thức được học vào phát triển kinh tế, góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí sản xuất; được ̣tiếp nhận làm việc tại các doanh nghiêp; thu nhập,̣ năng xuất lao động được cải thiện; nhiều lao động biết vận dụng kiến thức được học vào phát triển kinh tế hộ gia đình, bước đầu thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, g óp phần thưc hiện xây dựng nông thôn mới. Sau học nghề có trên 70% người có việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo.
Việc đào tạo nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp cũng được chú trọng, các cơ sở dạy nghề đã hợp đồng đào tạo và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm nghề và bố trí việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngành nghề được đào tạo chủ yếu là: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, kỹ thuật trồng lúa, đậu, lạc, vừng, trồng rau sạch, trồng hoa, kỹ thuật hàn, điện, điện dân dụng, may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp và giúp việc gia đình. Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp người dân được tiếp cận những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích. Nhiều học viên sau các lớp học nghề điện dân dụng, cơ khí nông nghiệp đã tự thiết kế, tính toán, lắp đặt mạng điện trong gia đình, áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tăng tuổi thọ dụng cụ thiết bị sử dụng trong sinh hoạt, biết cách bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng thông thường cho các loại máy móc, công cụ phục vụ sản xuất. Đa số học viên sau khi học nghề đã tìm kiếm được việc làm mới hoặc tự tổ chức sản xuất, kinh doanh theo ngành nghề. Cùng với việc lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, sau đào tạo đã có hàng ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, ổn định đời sống vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, qua đó tạo sự thu hút các học viên tham gia lớp học. Một số mô hình đạt hiệu quả cao và được triển khai trên diện rộng như: mô hình trồng và chăm sóc ném trên cát ở một số xã thuộc huyện Hải Lăng; mô hình trồng và chăm sóc các loại hoa ở Cam Lộ; trồng sắn tại các xã Vùng Lìa, huyện Hướng Hoá; mô hình sản xuất nón lá ở Hải Lăng hay các mô hình nghề May công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn. Bên cạnh đó, các nghề nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học được lựa chọn xây dựng mô hình và nhân rộng, như: kỹ thuật nuôi tôm, trồng nấm, chăn nuôi gà, lợn, bò, kỹ thuật trồng cây ăn quả. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã thực sự có tác dụng chuyển đổi nhận thức về học nghề, việc làm, trang bị những kiến thức cơ bản, nâng cao tay nghề cho người lao động. Sau học nghề đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, cho thu nhập cao góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: nhận thức về việc làm, dạy nghề ở một số địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, nguồn ngân sách địa phương thực hiện chương trình còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát ở một số địa phương thiếu thường xuyên, thực hiện chương trình việc làm, dạy nghề ở một số địa phương còn thiếu tính cụ thể, giải quyết việc làm cho lao động chuyển đổi nghề sau đào tạo còn nhiều khó khăn.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo. Thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về vai trò, vị trí của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tạo sự lan tỏa, từng bước làm thay đổi được nhận thức của người lao động về công tác đào tạo nghề, làm cho người lao động xác định được đào tạo nghề vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mình để chủ động và tích cực tham gia học nghề giải quyết việc làm. Cần coi trọng công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp gắn với giải quyết có hiệu quả việc làm cho người lao động sau khi đào tạo.
Hai là, tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp dạy nghề cho lao động nông thôn, phát huy năng lực, tăng cường tính chủ động, tích cực của người học nghề. Nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo phải phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đặc điểm vùng miền, đề án tái cấu trúc nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và điều kiện của người học nghề. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và giáo viên dạy nghề, nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu và số lượng; chuẩn hoá trong công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề.
Ba là, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực dạy nghề; đẩy mạnh triển khai có hiệu quả đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững gắn với đào tạo nghề; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, trong đó, ưu tiên ngành nghề nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu nông lâm sản và lĩnh vực phi nông nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, dịch vụ du lịch.
Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc thực hiện giám sát đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với từng lớp đào tạo trước khi mở lớp, trong quá trình đào tạo, việc sử dụng kinh phí và thực hiện các chính sách của nhà nước đối với người học nghề, công tác giải quyết việc làm sau đào tạo của người học góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Kịp thời biểu dương, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tài liệu tham khảo
- Báo cáo số 368/BC-SLĐTBXH, ngày 22/02/2022 của Sở Lao động và thương binh xã hội tỉnh Quảng Trị về Kết quả triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2021.
- Báo cáo số 234/BC-UBND, ngày 19 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Trị về Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Phạm Xuân Ngọc- Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị
- “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (07/07/2022)
- Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mại dâm năm 2022. (07/07/2022)
- Triển lãm “Quảng Trị - Dấu ấn lịch sử qua tài liệu lưu trữ” (07/07/2022)
- Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (07/07/2022)
- Những sáng tạo của đồng chí Lê Duẫn về xây dựng Đảng và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (07/07/2022)
- Quan điểm của Tổng Bí thư Lê Duẫn về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và vận dụng vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. (07/07/2022)
- Công văn số 369/STP-VP ngày 11/3/2022 về việc tuyên truyền, hướng dẫn thanh toán phí, lệ phí hồ sơ TTHC không dùng tiền mặt thông qua mã thanh toán QR code (07/07/2022)
- Những lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẫn với thế hệ thanh niên. (07/07/2022)
- NHỮNG LỜI CĂN DẶN CỦA ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN VỚI THẾ HỆ THANH NIÊN (07/07/2022)
- Triển khai Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022- 2030 (07/07/2022)