Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Xây dựng Tòa án điện tử - xu thế tất yếu trong “thời đại số”
- Ngày đăng: 31-12-2021
- 200 lượt xem
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi sâu sắc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có ngành Tòa án. Việc xây dựng Tòa án điện tử đang là xu thế tất yếu trong “thời đại số” để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bắt kịp với nền tư pháp văn minh của thế giới. Và đây cũng chính là việc thực hiện cam kết của Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam tại Hội nghị Chánh án các nước ASEAN, đó là đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng Tòa án điện tử.
Tòa án điện tử là sử dụng công nghệ số để hỗ trợ các hoạt động của tòa án theo từng công đoạn, quy trình nghiệp vụ như: Khai án, hầu tòa, tố tụng, xử án và tuyên án trực tuyến... Thông qua đó, công khai, minh bạch hoạt động, hướng tới mục tiêu cải cách hành chính, tư pháp, phục vụ nhân dân tốt hơn. Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia đã hoàn thành xong giai đoạn xây dựng Tòa án điện tử và đang trong giai đoạn xây dựng Tòa án số để tiến tới xây dựng Tòa án thông minh như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Singapore… Đối với nước ta, trong những năm qua, để từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng Tòa án điện tử, ngành Tòa án cả nước đã triển khai đầu tư xây dựng và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, tạo ra những đột phá lớn trong hoạt động của Tòa án. Ngành Tòa án đã xây dựng và vận hành thường xuyên hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đến hơn 800 điểm cầu các Tòa án nhân dân và Tòa án Quân sự cấp quân khu. Trung bình mỗi năm, hệ thống truyền hình hội nghị Tòa án phục vụ hơn 1.200 phiên họp, tiết kiệm nhiều chục tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Ngành Tòa án cả nước từng bước công khai bản án, quyết định của Tòa án và các án lệ trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) được các Tòa án trong toàn quốc thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, phần mềm quản lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được đưa vào sử dụng, bước đầu đã giúp TANDTC xây dựng được hệ cơ sở dữ liệu thống nhất về công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; việc phân công Thẩm phán được tiến hành theo phương thức tự động; Thẩm phán và Lãnh đạo TANDTC dễ dàng theo dõi được khối lượng công việc và quá trình giải quyết đơn của từng đơn vị và Thẩm tra viên. Bên cạnh đó, TAND các cấp đã đưa vào sử dụng dịch vụ công đăng ký trực tuyến cấp sao bản án, tài liệu trong hồ sơ vụ án giúp các cơ quan, tổ chức, người dân đăng ký xin cấp sao bản án, tài liệu trong hồ sơ vụ án ở bất kỳ thời gian, địa điểm nào mà không cần phải đến trụ sở của Tòa án… Có thể thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Tòa án đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin của Tòa án.
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức phiên tòa trực tuyến - Ảnh: Internet
Đối với ngành Tòa án tỉnh Quảng Trị: Trong những năm qua, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành như ứng dụng các phần mềm truyền hình trực tiếp lên mạng xã hội để tuyên truyền phiên tòa xét xử các vụ án trọng điểm. TAND tỉnh đã xây dựng cơ sở hệ thống truyền hình phiên tòa trực tuyến gồm 01 điểm cầu trung tâm tại TAND tỉnh và 09 điểm cầu tại các TAND huyện, thị xã, thành phố; các điểm cầu được kết nối, chia sẻ đến VKSND huyện, thị xã, thành phố, đồng thời kết nối đến Ban Nội chính Tỉnh ủy và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Hệ thống truyền hình phiên tòa trực tuyến đặc biệt hữu ích trong tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm của TAND tỉnh và VKSND hai cấp. Vào cuối tháng 11/2019, TAND tỉnh lần đầu tiên mở phiên tòa trực tuyến xét xử bị cáo Lê Thiên Sơn (sinh năm 1980), trú tại khu phố 9, phường 2, thành phố Đông Hà về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” hay các vụ án Nguyễn Thị Lan Hương và Võ Lê Long phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, Trần Thị Nhàn phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”… đều được TAND tỉnh đưa ra xét xử theo hình thức truyền hình trực tuyến. Có thể thấy, việc áp dụng hình thức này phát huy hiệu quả tuyên truyền rất cao, góp phần lan tỏa rộng rãi hoạt động xét xử và đấu tranh phòng chống tội phạm. Ngày 16/6/2021, tại thôn Klu, xã Đakrông, huyện Đakrông, TAND tỉnh đã tổ chức mở phiên tòa lưu động xét xử vụ án Hồ Văn Hỏa về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Phiên xét xử đã được truyền hình trực tuyến thu hút hơn 250 nghìn lượt xem, qua đó giúp người dân theo dõi, nắm bắt diễn biến của phiên tòa cũng như mức hình phạt nghiêm khắc mà pháp luật dành cho đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.
Ngoài ra, TAND tỉnh đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc quản lý án. Thụ lý án được cập nhật bằng công nghệ thông tin trên hệ thống, bắt đầu từ Tổ một cửa thông suốt đến Lãnh đạo và các Thẩm phán; hệ thống theo dõi ngày thụ lý và thời hạn, kết quả giải quyết. TAND tỉnh cũng đã tiến hành thực hiện số hoá hồ sơ vụ án giúp quá trình nghiên cứu vụ án được thuận lợi hơn. Việc số hóa hồ sơ vụ án giúp cho các Thẩm phán có thể chuẩn bị scan các tài liệu, chứng cứ trong trường hợp bị cáo có biểu hiện chối tội hay trong quá trình thu thập tài liệu chứng cứ còn có sai sót, mâu thuẫn thì tại phiên tòa, Thẩm phán có thể sử dụng máy chiếu để công bố các vấn đề còn mâu thuẫn hoặc chưa rõ.
Việc ứng dụng CNTT trong tố tụng cũng đã được ghi nhận trong các Bộ luật về tố tụng. Theo đó, ghi nhận việc gửi, nhận đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo bằng phương tiện điện tử; việc cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng bên cạnh các phương thức tống đạt trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính thì bổ sung phương thức tống đạt bằng thư điện tử. Quy định các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Đây là quy định mới nhằm thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường áp dụng CNTT trong hoạt động tư pháp; đồng thời cũng là nền tảng để xây dựng Tòa án điện tử và hướng tới xây dựng Tòa án thông minh trong tương lai. Bản chất của Tòa án điện tử là chuyển đổi số các hoạt động của tòa án, trong đó cốt lõi là chuyển đổi số hoạt động tố tụng để hình thành lên một phương thức tố tụng mới trên nền tảng số.
Nhằm đưa ra các định hướng chiến lược xây dựng Tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời đại số; đồng thời trang bị cho toàn thể cán bộ, công chức Tòa án kiến thức về Tòa án điện tử để chủ động tham gia vào công cuộc xây dựng Tòa án điện tử, trong tháng 7/2021, TANDTC đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến “Chuyển đổi số và định hướng xây dựng Tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: “Chuyển đổi số 70% là quyết tâm chính trị, là quyết liệt triển khai của lãnh đạo Tòa án, là tri thức của hệ thống Tòa án, công nghệ nhiều nhất chiếm 30%. Những người xuất sắc nhất của Tòa án sẽ phải tham gia cùng với những người làm công nghệ để đưa tri thức vào cuộc sống”.
Để sớm đạt được mục tiêu tiến tới xây dựng Tòa án điện tử, đòi hỏi toàn ngành Toà án phải đẩy mạnh hơn nữa việc việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của hệ thống tòa án, trước hết hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức xét xử trực tuyến phải bảo đảm yêu cầu về đường truyền Internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến… Phòng xét xử, âm thanh phải đáp ứng được yêu cầu để tổ chức những phiên tòa lớn, đông người tham gia tố tụng; các trang thiết bị phục vụ cho công tác an ninh, hệ thống máy tính, thiết bị trình chiếu, ghi hình, ghi âm phiên tòa cũng cần được trang bị đầy đủ... Về con người, chú trọng việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao, đội ngũ thẩm phán giỏi nghiệp vụ, am hiểu CNTT để có thể điều hành suôn sẻ phiên tòa... Đồng thời, cần đặt ra một lộ trình, mục tiêu, giải pháp cụ thể để trong một tương lai gần, ngành Tòa án cả nước nói chung và ngành Tòa án tỉnh nói riêng sẽ tiến tới xây dựng Tòa án điện tử, nhằm phục vụ người dân với hiệu quả cao nhất.
Như Quỳnh - Sở Thông tin & Truyền thông
- Điểm mới về bố cục và nội dung của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (07/07/2022)
- Các hành vi cấm trong Luật phòng chống ma túy năm 2021 (07/07/2022)
- Kết quả đấu tranh chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (07/07/2022)
- MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM (07/07/2022)
- Một số kết quả đạt được trong công tác thi đua khen thưởng năm 2021 (07/07/2022)
- ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHẰM GÓP PHẦN THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY (07/07/2022)
- Điểm mới của Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 (07/07/2022)
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (07/07/2022)
- Công bố các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hết hiệu lực ngày 15/12/ 2021 (07/07/2022)
- Một số kết quả triển khai Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017- 2021” (07/07/2022)