Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
- Ngày đăng: 06-05-2020
- 199 lượt xem
1. Hỏi: Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cá nhân phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để phòng chống dịch bệnh nhưng có một số người vẫn không chấp hành thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cá nhân phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để phòng chống dịch bệnh nhưng không chấp hành là hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
2. Hỏi: Một người trở về từ vùng dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A có hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định thì bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thì hành vi: “Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A” sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
3. Hỏi: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm nghiêm cấm những hành vi nào?
Trả lời:
Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định những hành vi bị nghiêm cấm gồm:
“1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN (31/03/2022)
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC HÌNH SỰ (31/03/2022)
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (31/03/2022)
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC LÝ LỊCH TƯ PHÁP (31/03/2022)
- LĨNH VỰC PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỰ- ĐẤT ĐAI (31/03/2022)
- LĨNH VỰC PHÁP LUẬT VỀ HÌNH SỰ (31/03/2022)