Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Chỉ thị về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật
- Ngày đăng: 05-01-2021
- 221 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 29/12/2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả 13 nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật; xác định công tác xây dựng, thực thi pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; gắn kết việc xây dựng pháp luật với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và yêu cầu thực tiễn để chủ động đề xuất các lĩnh vực cần ưu tiên trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật theo những nội dung định hướng trong các văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban chấp hành Trung ương , Bộ Chính trị, Ban Bí thư , Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 về từng lĩnh vực cụ thể.
- Chủ động rà soát pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý để đề xuất nội dung hoàn thiện pháp luật, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, quyền con người, quyền công dân, hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế Việt Nam mới gia nhập (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP…). Chú trọng xây dựng pháp luật về tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Chú trọng việc tổng kết thi hành pháp luật, đánh giá tác động của chính sách để đề xuất việc hoàn thiện pháp luật. Đề xuất xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đặt trong tổng thể của cả hệ thống pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, với chi phí tuân thủ thấp, phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình xây dựng pháp luật.
- Đẩy mạnh và đổi mới các phương pháp, hình thức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức; chú trọng việc lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhất là ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ, thực chất các ý kiến góp ý để bảo đảm tính khả thi.
- Có giải pháp cụ thể, đồng bộ để xây dựng, bố trí, điều động, luân chuyển các cán bộ, công chức có chức năng làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc đặt ra. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Củng cố kiện toàn tổ chức pháp chế, tổ chức làm công tác xây dựng pháp luật. Ưu tiên, tăng cường nguồn lực, nhất là nguồn tài chính đầu tư cho công tác xây dựng pháp luật.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách và soạn thảo, trình văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả của hoạt động này được xem xét là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu. Chú trọng kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách”.
- Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Xác định rõ cơ chế phân công, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật; cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội; tăng cường thiết chế theo dõi và đánh giá tình hình thi hành pháp luật để đề xuất các giải pháp thực thi hiệu quả; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; đối với các vụ việc vi phạm trong tổ chức thi hành pháp luật, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, kịp thời có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để, đúng pháp luật.
- Tăng cường hơn nữa năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân doanh nghiệp. Chú trọng đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.
- Chú trọng phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật và tuân thủ pháp luật. Đổi mới phương pháp, tăng cường nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là khâu đầu vào trong tổ chức thi hành pháp luật.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý những quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, trái pháp luật.
- Khai thác, ứng dụng tối đa thành tựu khoa học, kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, nhằm bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.
Thu Hà
- Hội nghị tập huấn công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật tại các huyện Hải Lăng, Đakrông và Triệu Phong (14/09/2022)
- Công tác cải cách thể chế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2020 và phương hướng, giải pháp giai đoạn 2021-2030 (14/09/2022)
- Một số nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. (14/09/2022)
- QUY ĐỊNH VỀ PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT (14/09/2022)