Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
“Vai trò của các cấp Hội LHPN và hội viên phụ nữ tỉnh Quảng Trị trong hoạt động phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”
- Ngày đăng: 23-10-2024
- 74 lượt xem
Hội LHPN tỉnh Quảng Trị là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ. Với hơn 133.053 hội viên, có hệ thống tổ chức Hội 4 cấp và mạng lưới các chi, tổ ở tất cả các thôn, bản, khu phố trong toàn tỉnh, có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm và có kinh nghiệm trong các hoạt động phát triển cộng đồng. Mạng lưới hội viên phụ nữ rộng lớn của Hội là lực lượng mạnh mẽ góp phần không nhỏ trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội, Hội đã tích cực, chủ động và trách nhiệm trong thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc.Một trong những nội dung nhiệm vụ mà các cấp Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tham gia có hiệu quả thời gian vừa qua là hoạt động phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Công tác phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội LHPN trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em và bình đẳng giới. Hoạt động phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã khuyến khích và phát huy được quyền làm chủ, đóng góp trí tuệ của các tầng lớp phụ nữ. Tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hành quyền dân chủ, tham gia tích cực hơn vào việc thực thi và xây dựng chính sách, pháp luật, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Hoạt động phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền luôn được các cấp Hội quan tâm, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”.Đây được xem là chủ trương lớn, mang tính đột phá nhằm hiện thực hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ; đồng thời cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giám sát và phản biện xã hội, là điều kiện để nâng cao vai trò, vị thế, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có vai trò, vị thế hết sức quan trọng của Hội LHPN các cấp. Việc triển khai có hiệu quả Quyết định 217-QĐ/TW trong các cấp Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; phát huy và nâng cao vai trò dân chủ đại diện của nhân dân.
Có thể khẳng định rằng Hội LHPN Việt Nam là một trong những đoàn thể triển khai quán triệt Quyết định 217 sớm nhất thông qua Hội nghị trực tuyến toàn quốc, tập huấn 3 miền, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể trong hệ thống Hội. Triển khai có hiệu quả Quy chế Giám sát và phản biện xã hội là một trong nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương Hội, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản của Trung ương Hội, biên soạn các loại biểu mẫu, hướng dẫn các bước quy trình phản biện; xây dựng kế hoạch phản biện xã hội và đưa vào tiêu chí, xem xét, đánh giá thi đua các cấp Hội định kỳ hàng năm, nhiệm kỳ.
Trong 10 năm qua, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã ban hành 15 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW. Phối hợp tổ chức 5 hội nghị quán triệt Quyết định số 217, 218 cho Ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh, cán bộ cơ quan chuyên trách cấp tỉnh, huyện, thị thành phố và 100% cán bộ Hội chủ chốt cấp cơ sở; tổ chức 32 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ năng giám sát, phản biện xã hội cho cán bộ Hội chuyên trách cấp huyện và cơ sở. Tổ chức 14 lớp tập huấn về thu thập thông tin cho hệ thống giám sát, phản biện xã hội về bình đẳng giới cho 420 lượt cán bộ Hội các cấp.
Để thực hiện hoạt động phản biện xã hội ngày một có chất lượng hơn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tăng cường chỉ đạo thực hiện khâu đột phá của nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (2017 - 2022) về “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ”, tích cực góp phần xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan tới phụ nữ và bình đẳng giới.
Đã chủ động tổ chức được một số Hội thảo tham vấn ý kiến của chuyên gia các Sở, Ngành, Đoàn thể và hội viên phụ nữ góp ý vào các văn bản như: tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp phụ nữ vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Luật Hôn nhân & Gia đình, Luật Phòng, chống BLGĐ, Luật BHXH, Luật Đất đai (sửa đổi) với hơn 680 ý kiến góp ý phản biện; tuyên truyền, vận động HVPN tham gia các cuộc họp thôn, khu phố thông qua đề án và lấy ý kiến về sáp nhập thôn, khu phố tại địa phương, với 187.346 HVPN tham gia; lấy ý kiến trong cán bộ, HVPN về văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, XIII; văn kiện Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 với 196.788 lượt CB, HVPN tham gia,góp ý 372 ý kiến.
Các cấp Hội đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, phản biện đối vớidự thảo các Chương trình, Kế hoạch, Đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và dự thảo văn Luật, Pháp lệnh, Nghị định có liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới... bằng nhiều hình thức như lấy ý kiến đóng góp của hội viên phụ nữ; phối hợp tổ chức Hội thảo, tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến của chuyên gia và nhân dân; tham gia đóng góp ý kiến bằng văn bản tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; phản biện xã hội thông qua giám sát việc thực hiện chính sách luật pháp... Trong 10 năm (2013 - 2023), các cấp Hội đã góp ý vào 822 dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, trong đó cấp tỉnh góp ý 192 dự thảo văn bản, cấp huyện góp ý 213 dự thảo văn bản, cơ sở góp ý 417 dự thảo văn bản, tập trung vào các vấn đề có liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
Hội đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa hội viên, phụ nữ với Đảng, Nhà nước trong phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thông qua nhiều hình thức nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, như: tổ chức các diễn đàn, đối thoại để hội viên, phụ nữ thảo luận, trình bày nguyện vọng, nêu kiến nghị với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Hội LHPN tỉnh chủ động và phối hợp tổ chức 96 cuộc đối thoạigiữa HVPN với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành chức năng về các chủ trương, chính sách, dịch vụ công có liên quan đến PN, trẻ em.Hội LHPN các huyện/thị/tp phối hợp tổ chức 52 cuộc đối thoại giữa CB, HVPN với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, giữa PN với các cơ quan chức năng...
Qua đó,giúp HVPN nắm bắt được chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền nắm bắt và giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của HVPN, tạo sự đồng thuận trong triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án tại địa phương.Tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền trong nắm bắt, đề xuất giải quyết các ý kiến của cử tri và nhân dân. Làm tốt công tác hòa giải cơ sở, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, thực hiện có hiệu quảhoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý. Tham gia giải quyết kịp thời, đúng quy trình các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái.
Chủ động đề xuấttham mưu UBND tỉnh, huyện ban hành Kế hoạch thực hiện 03 đề án: Đề án 938 về“Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ PN tham gia giải quyết 1 số vấn đề xã hội liên quan đến PN giai đoạn 2017-2027”, Đề án 939 về“Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”vàĐề án 01 "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030" đã tạo cơ hội và nguồn lực để các cấp Hội triển khai các hoạt động tham gia phát triển kinh tế xã hội và giải quyết các vấn đề thiết thân của PN.
Hoạt động phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Hội LHPN đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện để cán bộ, hội viên, phụ nữ phát huy quyền làm chủ và sự tham gia của các tầng lớp phụ nữ vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Những kiến nghị của Hội qua hoạt động phản biện xã hội, đối thoại với cấp ủy, chính quyền góp phần bổ sung và từng bước hoàn thiện chính sách, pháp luật về phụ nữ, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới… đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống.
Mối quan hệ xã hội của tổ chức Hội LHPNvới các cấp, các ngành ngày càng được thắt chặt, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập để phụ nữ được thụ hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo công bằng, bình đẳng. Thông qua các kiến nghị, đề xuất chính sách và giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ, Hội LHPN các cấp đã thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp phụ nữ và ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội. Trình độ, năng lực, bản lĩnh của cán bộ Hội các cấp được nâng lên.Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tốt, cách làm hay, sáng kiến mới trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền từ các cấp Hội, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; sự gắn bó giữa Đảng và nhân dân; đóng góp vào quá trình phát huy dân chủ xã hội, cụ thể hoá phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động phản biện xã hội của các cấp Hội LHPNtrong thời gian qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế:
- Sự nhìn nhận của cấp ủy, chính quyền về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội các cấp trong thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội có lúc, có nơi chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc cũng là trở ngại cho tổ chức Hội khi thực hiện nhiệm vụ.
- Việc nghiên cứu chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn của Hội để tham gia góp ý, phản biện xã hội trong xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đôi khi còn chưa sâu, còn bị động, chưa kịp thời, thiếu tính dự báo nên kết quả đề xuất phản biện chưa đáp ứng yêu cầu.
- Chưa có nhiều ý kiến, đề xuất với cấp ủy chính quyền và được tiếp thu về chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới.
- Các cấp Hội chủ yếu tham gia các văn bản của địa phương, chưa chủ động trong việc tham gia góp ý vào các dự thảo chính sách, luật pháp đối với những vấn đề hội viên, phụ nữ quan tâm.
- Việc thực hiện các hoạt động phản biện xã hội đối với các Dự thảo Luật, các văn bản QPPL chưacó sự phối hợp tham gia của các cơ quan ban, ngành liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học trong từng lĩnh vực khi tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm và ý kiến đóng góp của đại diện các nhóm nữ trí thức, nữ doanh nhân, các chuyên gia về giới, gia đình, phụ nữ và trẻ em.
Từ thực tiễn hoạt động phản biện xã hội, góp ý của các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Trị rút ra một số kinh nghiệm như sau:
1. Bám sát định hướng của Trung ương, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của Hội, yêu cầu nhiệm vụ chính trị cũng như vấn đề xã hội, hội viên phụ nữ quan tâm để thực hiện tốt phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội tham mưu thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội có bản lĩnh chính trị, có kiến thức chuyên môn về luật pháp và giới; nhiệt tình, tâm huyết, có phương pháp làm việc khoa học, hiểu biết thục tiễn, kỹ năng nghiên cứu, phát hiện vấn đề, kỹ năng vận động chính sách đáp ứng yêu cầu hoạt động phản biện xã hội.
3.Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, sinh hoạt cho hội viên, phụ nữ đóng góp ý kiến với các hình thức đa dạng, phù hợp; trong đó, tôn trọng vai trò định hướng của tổ chức Hội cấp trên nhằm cung cấp thông tin đầy đủ giúp chị em phụ nữ nghiên cứu, trao đổi, thảo luận sâu các vấn đề thiết thân liên quan đến phụ nữ, gia đình và bình đẳng giới.
Một số kiến nghị:
1.Nhà nước cần thể chế hóa quan điểm của Đảng để hoàn thiện pháp luật về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể như: quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp tài liệu, tiếp thu, giải trình, giải quyết những kiến nghị của các tổ chức CT-XH các cấp, trường hợp không thực hiện trách nhiệm cũng cần có chế tài đảm bảo.
2. Cần sớm sửa đổi ban hành văn bản hướng dẫn lập dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động giám sát, phản biện để tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội LHPN thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Hội./.
- “Kinh nghiệm và kết quả triển khai hoạt động đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản tại Quảng Trị” (08/01/2025)
- Gio Linh: Tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật (15/10/2024)
- Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024. Chủ đề “ Chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp” (23/10/2024)
- Những điểm mới của Luật Đấu giá tài sản sửa đổi, bổ sung (28/11/2024)
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1043/QĐ- TTg về Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (02/10/2024)
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1044/QĐ- TTg về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đường bộ (02/10/2024)
- Hội đồng PHPBGDPL tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ (13/09/2024)
- Tập huấn kỹ năng và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Trị (11/09/2024)
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (30/08/2024)
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024 (25/09/2024)