Chi tiết - Sở Tư pháp

 

Quảng Trị nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ nối liền giữa miền Bắc và miền Trung. Tỉnh có đường biên giới dài với Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng. Địa hình đa dạng, bao gồm cả núi cao, đồi thấp, đồng bằng và biển. Quảng Trị cũng là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng (gió Lào), bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống người dân gặp không ít khó khăn.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 13% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrôngvà một số địa phương khác, góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.

Năm 2021, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN được khởi động và được triển khai thực hiện tại Quảng Trị.Hội LHPN tỉnh Quảng Trị được UBND tỉnh phân công chủ trì triển khai thực hiện Dự án thành phần số 8 với mục tiêu hướng tới bình đẳng giới và nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Dự án thành phần số 8 do Hội LHPN tỉnh Quảng Trị triển khai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, dự án đã góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao vị thế của phụ nữ, giảm thiểu bạo lực gia đình và tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường. Đồng thời, dự án cũng đã hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đối thoại chính sách là một hoạt động trọng tâm trong Dự án 8, nhằm đảm bảo tiếng nói của phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương được lắng nghe và phản ánh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tại cấp xã và cụm thôn bản, ĐTCS không chỉ là cơ hội để người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia vào quá trình hoạch định và giám sát chính sách mà còn là công cụ hiệu quả để giải quyết những vấn đề cấp bách, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

ĐTCS là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG. ĐTCS cấp xã và cụm thôn bản đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách đối với người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là hoạt động nhằm lắng nghe ý kiến, phản hồi của người dân về các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Là một trong những hình thức tham gia của người dân vào quá trình hoạch định, thực hiện và giám sát chính sách, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách đối với người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối thoại chính sách không chỉ là việc truyền đạt thông tin một chiều mà còn là một quá trình tương tác, trao đổi hai chiều giữa chính quyền và người dân. Nhờ ĐTCS, người dân không chỉ hiểu rõ hơn về các chính sách mà còn có cơ hội đóng góp ý kiến, kiến nghị, từ đó cùng chính quyền xây dựng và giám sát quá trình thực hiện các chương trình, dự án. Việc lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người dân đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân vào chính quyền, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng.

Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã chủ động xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn, kế hoạch tổ chức đối thoại chính sách một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bên cạnh việc triển khai các nội dung theo hướng dẫn chung, Hội LHPN tỉnh còn tích cực đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động đối thoại, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và sự tham gia rộng rãi của hội viên phụ nữ.

Để đảm bảo sự thành công của các hoạt động ĐTCS cấp xã, cụm thôn bản, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề, mời đại diện lãnh đạo UBND các xã/thị trấn, Chủ tịch Hội LHPNcấp huyện, xã tham gia (tập huấn cấp tỉnh); mời Phó chủ tịch, UVTV Hội LHPN các xã, MTTQ, văn phòng UBND, cán bộ văn hóa của các xã (tập huấn tại huyện và cụm huyện). Qua các buổi tập huấn, các đại biểu đã được trang bị đầy đủ kiến thức về ĐTCS, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện ĐTCS.

Nhằm tạo sự thống nhất và đảm bảo tính khả thi của kế hoạch ĐTCS, Hội LHPN tỉnh tổ chức các Hội nghị tập huấn công tác chuẩn bị đối thoại để các đại biểu cùng nhau thảo luận, thống nhất về nội dung, hình thức, thời gian tổ chức đối thoại. Với sự tham gia của nhiều thành phần liên quan như cán bộ văn hóa, công an, đại diện cấp ủy thôn/bản/khu phố đã góp phần xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Nhờ vậy hoạt động ĐTCS diễn ra thuận lợi, nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan, tạo điều kiện để Hội LHPN xã chuẩn bị đối thoại.

Trong 02 năm triển khai đã tổ chức được 38/72 cuộc ĐTCS với các nội dung, chủ đề đối thoại như: Chính sách về thực hiện Bình đẳng giới; Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; Tệ nạn ma túy và các hệ lụy liên quan; Phòng chống nạn tảo hôn và Phòng chống BLGĐ; Tình trạng kết hôn hai bên biên giới Việt Lào... có hơn 2.340 hội viên phụ nữ người DTTS và người dân tham gia, các cuộc đối thoại đã nhận được rất nhiều ý kiến tham gia liên quan đến các lĩnh vực đào tạo nghề, tảo hôn, phòng chống tệ nạn ma túy, bạo lực gia đình… Thông qua các cuộc đối thoại hội viên, phụ nữ và người dân đã hiểu hơn về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN đang được triển khai thực hiện tại địa phương, các chính sách người dân đang được hưởng. Đối thoại chính sách đã giúp tăng cường sự tham gia của người dân, nâng cao nhận thức về các chính sách, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của địa phương. Qua đối thoại, người dân không chỉ được lắng nghe mà còn được tôn trọng, góp phần xây dựng một cộng đồng dân chủ, văn minh. Việc giải thích rõ ràng các chính sách và lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân đã giúp nâng cao nhận thức, xóa bỏ những hiểu lầm và tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được công tác ĐTCS vẫn cónhững khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện:

- Do nhiều cấp, nhiều cơ quan đồng loạt triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia nên việc huy động con người trong thực hiện một số hoạt động cũng gặp khó khăn do trùng lịch tập huấn, tập huấn nhiều cộng thêm ý thức hiểu về lợi ích của một số người tham gia vào thực hiện dự án chưa cao, mức chi thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như sự vào cuộc của cộng đồng.

- Sự nhìn nhận của cấp ủy, chính quyền về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong thực hiện nhiệm vụ ĐTCS có lúc, có nơi chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc cũng là trở ngại cho tổ chức Hội khi thực hiện nhiệm vụ. Chính quyền cấp xã có tâm lý tổ chức cho xong, chưa coi đó là nhiệm vụ của địa phương.

- Cán bộ Hội cơ sở chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động đối thoại, một số cán bộ Hội cơ sở chưa có kỹ năng, kinh nghiệm trong tổ chức đối thoại chính sách. chưa chủ động nắm bắt ý kiến kiến nghị của hội viên phụ nữ để lựa chọn nội dung chủ đề đối thoại phù hợp với tỉnh hình thực tiễn của địa phương.

- Người dân chưa hiểu rõ về đối thoại chính sách, mục đích và lợi ích của việc tham gia. Còn có tâm lý sợ sệt, e ngại bày tỏ ý kiến vì sợ bị phạt hoặc không được lắng nghe. Một số người dân có trình độ học vấn thấp, khó diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc. Nhiều người chưa quen với việc tham gia các cuộc họp, tranh luận nên thiếu tự tin khi bày tỏ ý kiến. Cuộc sống mưu sinh khiến nhiều người không có thời gian tham gia các hoạt động dẫn đến thành phần tham gia đối thoại chưa đáp ứng yêu cầu.

            - Thông tư 55 không quy định mức chi hỗ trợ cho người tham gia đối thoại chính sách.

Những kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức ĐTSC cấp xã cụm thôn bản:

1. Xác định mục tiêu rõ ràng, lựa chọn chủ đề phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm của người dân. Xây dựng kế hoạch chi tiết có phân công nhiệm vụ, thời gian biểu cụ thể. Có phương án dự phòng cho những tình huống phát sinh.

2. Công khai các thông tin liên quan đến cuộc đối thoại, đảm bảo sự minh bạch và công bằng, tạo sự tin tưởng cho người dân. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết như bản trình bày, bảng khảo sát, câu hỏi gợi ý.

3. Lựa chọn địa điểm tổ chức đối thoại phù hợp, đảm bảo sự thoải mái và thuận tiện cho người tham gia. Cán bộ tổ chức cần tạo ra một không khí cởi mở, không khí thân thiện, tôn trọng ý kiến của mọi người tham gia. Khuyến khích mọi người tham gia bày tỏ ý kiến, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay trình độ.

4. Người chủ trì đối thoại cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lắng nghe và khéo léo để giữ cho cuộc đối thoại diễn ra trôi chảy và hiệu quả. Xử lý tốt các tình huống phát sinh như tranh luận, ý kiến trái chiều. Cam kết giải quyết các ý kiến, kiến nghị của người dân một cách nghiêm túc.

5. Lắng nghe và ghi nhận ý kiến của người tham gia đối thoại một cách chân thành, tập trung vào những gì người dân nói. Ghi chép đầy đủ tất cả các ý kiến đóng góp của người dân để tổng hợp và phân tích. Trả lời thẳng thắn các câu hỏi của người dân, giải thích rõ ràng các chính sách và giải pháp.

6. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền, Hội PN xã và các cán bộ chuyên môn để tổ chức các cuộc đối thoại có hiệu quả.

Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của các cuộc đối thoại chính sách cấp xã, cum thôn bản:

-  Sử dụng công nghệ như mạng xã hội, ứng dụng di động để tăng cường tương tác với người dân, thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau. Đa dạng hóa các hình thức đối thoại khác như khảo sát trực tuyến, hội thảo trực tuyến. Các tài liệu thông tin, tuyên truyền cần được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng thuật ngữ chuyên môn.

- Tận dụng các kênh truyền thông địa phương như đài phát thanh để đưa thông tin về đối thoại chính sách đến người dân trước, trong và sau khi thực hiện đối thoại.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tổ chức đối thoại, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột cho cán bộ các cấp. Thực hiện đánh giá thường xuyên về hiệu quả công tác của cán bộ, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc.

Một số kiến nghị:

1. Đề xuất bổ sung nội dung chi hỗ trợ người tham gia đối thoại chính sách; hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động các mô hình.

2. Tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ Hội trong tổ chức và chủ trì đối thoại chính sách.

                                          Thanh Huyền

Quảng Trị nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ nối liền giữa miền Bắc và miền Trung. Tỉnh có đường biên giới dài với Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước láng giềng. Địa hình đa dạng, bao gồm cả núi cao, đồi thấp, đồng bằng và biển. Quảng Trị cũng là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng (gió Lào), bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống người dân gặp không ít khó khăn.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 13% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrôngvà một số địa phương khác, góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.

Năm 2021, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN được khởi động và được triển khai thực hiện tại Quảng Trị.Hội LHPN tỉnh Quảng Trị được UBND tỉnh phân công chủ trì triển khai thực hiện Dự án thành phần số 8 với mục tiêu hướng tới bình đẳng giới và nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Dự án thành phần số 8 do Hội LHPN tỉnh Quảng Trị triển khai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, dự án đã góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao vị thế của phụ nữ, giảm thiểu bạo lực gia đình và tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường. Đồng thời, dự án cũng đã hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đối thoại chính sách là một hoạt động trọng tâm trong Dự án 8, nhằm đảm bảo tiếng nói của phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương được lắng nghe và phản ánh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tại cấp xã và cụm thôn bản, ĐTCS không chỉ là cơ hội để người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia vào quá trình hoạch định và giám sát chính sách mà còn là công cụ hiệu quả để giải quyết những vấn đề cấp bách, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.

ĐTCS là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG. ĐTCS cấp xã và cụm thôn bản đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách đối với người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là hoạt động nhằm lắng nghe ý kiến, phản hồi của người dân về các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Là một trong những hình thức tham gia của người dân vào quá trình hoạch định, thực hiện và giám sát chính sách, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách đối với người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối thoại chính sách không chỉ là việc truyền đạt thông tin một chiều mà còn là một quá trình tương tác, trao đổi hai chiều giữa chính quyền và người dân. Nhờ ĐTCS, người dân không chỉ hiểu rõ hơn về các chính sách mà còn có cơ hội đóng góp ý kiến, kiến nghị, từ đó cùng chính quyền xây dựng và giám sát quá trình thực hiện các chương trình, dự án. Việc lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người dân đã góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân vào chính quyền, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng.

Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã chủ động xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn, kế hoạch tổ chức đối thoại chính sách một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bên cạnh việc triển khai các nội dung theo hướng dẫn chung, Hội LHPN tỉnh còn tích cực đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động đối thoại, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và sự tham gia rộng rãi của hội viên phụ nữ.

Để đảm bảo sự thành công của các hoạt động ĐTCS cấp xã, cụm thôn bản, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề, mời đại diện lãnh đạo UBND các xã/thị trấn, Chủ tịch Hội LHPNcấp huyện, xã tham gia (tập huấn cấp tỉnh); mời Phó chủ tịch, UVTV Hội LHPN các xã, MTTQ, văn phòng UBND, cán bộ văn hóa của các xã (tập huấn tại huyện và cụm huyện). Qua các buổi tập huấn, các đại biểu đã được trang bị đầy đủ kiến thức về ĐTCS, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện ĐTCS.

Nhằm tạo sự thống nhất và đảm bảo tính khả thi của kế hoạch ĐTCS, Hội LHPN tỉnh tổ chức các Hội nghị tập huấn công tác chuẩn bị đối thoại để các đại biểu cùng nhau thảo luận, thống nhất về nội dung, hình thức, thời gian tổ chức đối thoại. Với sự tham gia của nhiều thành phần liên quan như cán bộ văn hóa, công an, đại diện cấp ủy thôn/bản/khu phố đã góp phần xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Nhờ vậy hoạt động ĐTCS diễn ra thuận lợi, nhận được sự đồng thuận của các bên liên quan, tạo điều kiện để Hội LHPN xã chuẩn bị đối thoại.

Trong 02 năm triển khai đã tổ chức được 38/72 cuộc ĐTCS với các nội dung, chủ đề đối thoại như: Chính sách về thực hiện Bình đẳng giới; Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; Tệ nạn ma túy và các hệ lụy liên quan; Phòng chống nạn tảo hôn và Phòng chống BLGĐ; Tình trạng kết hôn hai bên biên giới Việt Lào... có hơn 2.340 hội viên phụ nữ người DTTS và người dân tham gia, các cuộc đối thoại đã nhận được rất nhiều ý kiến tham gia liên quan đến các lĩnh vực đào tạo nghề, tảo hôn, phòng chống tệ nạn ma túy, bạo lực gia đình… Thông qua các cuộc đối thoại hội viên, phụ nữ và người dân đã hiểu hơn về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN đang được triển khai thực hiện tại địa phương, các chính sách người dân đang được hưởng. Đối thoại chính sách đã giúp tăng cường sự tham gia của người dân, nâng cao nhận thức về các chính sách, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của địa phương. Qua đối thoại, người dân không chỉ được lắng nghe mà còn được tôn trọng, góp phần xây dựng một cộng đồng dân chủ, văn minh. Việc giải thích rõ ràng các chính sách và lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân đã giúp nâng cao nhận thức, xóa bỏ những hiểu lầm và tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được công tác ĐTCS vẫn cónhững khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện:

- Do nhiều cấp, nhiều cơ quan đồng loạt triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia nên việc huy động con người trong thực hiện một số hoạt động cũng gặp khó khăn do trùng lịch tập huấn, tập huấn nhiều cộng thêm ý thức hiểu về lợi ích của một số người tham gia vào thực hiện dự án chưa cao, mức chi thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như sự vào cuộc của cộng đồng.

- Sự nhìn nhận của cấp ủy, chính quyền về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong thực hiện nhiệm vụ ĐTCS có lúc, có nơi chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc cũng là trở ngại cho tổ chức Hội khi thực hiện nhiệm vụ. Chính quyền cấp xã có tâm lý tổ chức cho xong, chưa coi đó là nhiệm vụ của địa phương.

- Cán bộ Hội cơ sở chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động đối thoại, một số cán bộ Hội cơ sở chưa có kỹ năng, kinh nghiệm trong tổ chức đối thoại chính sách. chưa chủ động nắm bắt ý kiến kiến nghị của hội viên phụ nữ để lựa chọn nội dung chủ đề đối thoại phù hợp với tỉnh hình thực tiễn của địa phương.

- Người dân chưa hiểu rõ về đối thoại chính sách, mục đích và lợi ích của việc tham gia. Còn có tâm lý sợ sệt, e ngại bày tỏ ý kiến vì sợ bị phạt hoặc không được lắng nghe. Một số người dân có trình độ học vấn thấp, khó diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc. Nhiều người chưa quen với việc tham gia các cuộc họp, tranh luận nên thiếu tự tin khi bày tỏ ý kiến. Cuộc sống mưu sinh khiến nhiều người không có thời gian tham gia các hoạt động dẫn đến thành phần tham gia đối thoại chưa đáp ứng yêu cầu.

            - Thông tư 55 không quy định mức chi hỗ trợ cho người tham gia đối thoại chính sách.

Những kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức ĐTSC cấp xã cụm thôn bản:

1. Xác định mục tiêu rõ ràng, lựa chọn chủ đề phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm của người dân. Xây dựng kế hoạch chi tiết có phân công nhiệm vụ, thời gian biểu cụ thể. Có phương án dự phòng cho những tình huống phát sinh.

2. Công khai các thông tin liên quan đến cuộc đối thoại, đảm bảo sự minh bạch và công bằng, tạo sự tin tưởng cho người dân. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết như bản trình bày, bảng khảo sát, câu hỏi gợi ý.

3. Lựa chọn địa điểm tổ chức đối thoại phù hợp, đảm bảo sự thoải mái và thuận tiện cho người tham gia. Cán bộ tổ chức cần tạo ra một không khí cởi mở, không khí thân thiện, tôn trọng ý kiến của mọi người tham gia. Khuyến khích mọi người tham gia bày tỏ ý kiến, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay trình độ.

4. Người chủ trì đối thoại cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lắng nghe và khéo léo để giữ cho cuộc đối thoại diễn ra trôi chảy và hiệu quả. Xử lý tốt các tình huống phát sinh như tranh luận, ý kiến trái chiều. Cam kết giải quyết các ý kiến, kiến nghị của người dân một cách nghiêm túc.

5. Lắng nghe và ghi nhận ý kiến của người tham gia đối thoại một cách chân thành, tập trung vào những gì người dân nói. Ghi chép đầy đủ tất cả các ý kiến đóng góp của người dân để tổng hợp và phân tích. Trả lời thẳng thắn các câu hỏi của người dân, giải thích rõ ràng các chính sách và giải pháp.

6. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền, Hội PN xã và các cán bộ chuyên môn để tổ chức các cuộc đối thoại có hiệu quả.

Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của các cuộc đối thoại chính sách cấp xã, cum thôn bản:

-  Sử dụng công nghệ như mạng xã hội, ứng dụng di động để tăng cường tương tác với người dân, thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau. Đa dạng hóa các hình thức đối thoại khác như khảo sát trực tuyến, hội thảo trực tuyến. Các tài liệu thông tin, tuyên truyền cần được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng thuật ngữ chuyên môn.

- Tận dụng các kênh truyền thông địa phương như đài phát thanh để đưa thông tin về đối thoại chính sách đến người dân trước, trong và sau khi thực hiện đối thoại.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về kỹ năng tổ chức đối thoại, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết xung đột cho cán bộ các cấp. Thực hiện đánh giá thường xuyên về hiệu quả công tác của cán bộ, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc.

Một số kiến nghị:

1. Đề xuất bổ sung nội dung chi hỗ trợ người tham gia đối thoại chính sách; hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động các mô hình.

2. Tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ Hội trong tổ chức và chủ trì đối thoại chính sách.

                                          Thanh Huyền