Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
- Ngày đăng: 20-06-2024
- 48 lượt xem
LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC SỐ 28/2023/QH15 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
1. Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15
1.1. Phạm vi điều chỉnh của Luật
Luật Tài nguyên nước năm 2023 quy định về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước dưới đất dưới đáy biển và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.
1.2. Bố cục, nội dung cơ bản của Luật
Luật Tài nguyên nước năm 2023 gồm 10 chương và 86 điều, cụ thể như sau:
- Chương I. Quy định chung, gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8) quy định về: phạm vi điều chỉnh của Luật; giải thích từ ngữ; nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; chính sách của nhà nước về tài nguyên nước; phát triển khoa học, công nghệ trong quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; những hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II. Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch về tài nguyên nước, gồm 12 điều (từ Điều 9 đến Điều 20), chia làm 02 Mục, quy định về: hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước; chiến lược tài nguyên nước quốc gia; quy hoạch về tài nguyên nước; căn cứ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; nguyên tắc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; nội dung của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh.
- Chương III. Bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước, gồm 14 điều (từ Điều 21 đến Điều 34), quy định về: bảo vệ nguồn nước mặt; chức năng nguồn nước; hành lang bảo vệ nguồn nước; dòng chảy tối thiểu; bảo đảm lưu thông của dòng chảy; bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt; bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác; bảo vệ nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; ngưỡng khai thác nước dưới đất; bảo vệ nước dưới đất; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; phòng, chống ô nhiễm nước biển; phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Chương IV. Điều hòa, phân phối và khai thác, sử dụng tài nguyên nước, gồm 26 điều (từ Điều 35 đến Điều 60), chia làm 04 Mục, quy định về: điều hòa, phân phối tài nguyên nước; điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước; chuyển nước lưu vực sông; quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; bổ sung nhân tạo nước dưới đất; gây mưa nhân tạo; quy định chung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt; khai thác tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp; khai thác tài nguyên nước cho thủy điện; khai thác tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản; khai thác tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản và mục đích khác; sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy; sử dụng nguồn nước cho các mục đích khác; đập, hồ chứa và việc khai thác, sử dụng nước liên quan đến đập, hồ chứa; quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước; quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; thẩm quyền, trình tự, thủ tục kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất; nguyên tắc đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; căn cứ cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất; điều kiện cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất; sử dụng nước tuần hoàn, tiết kiệm, hiệu quả; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Chương V. Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra, gồm 06 điều (từ Điều 61 đến Điều 66), quy định về: trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; phòng, chống và khắc phục tác hại của nước do thiên tai gây ra; phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo; phòng, chống xâm nhập mặn; phòng, chống sụt, lún đất; phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ.
- Chương VI. Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước, gồm 08 điều (từ Điều 67 đến Điều 74), quy định về: nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước; thuế, phí về tài nguyên nước; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; dịch vụ về tài nguyên nước; hạch toán tài nguyên nước; nguồn lực cho quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; xã hội hóa đầu tư phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước.
- Chương VII. Hợp tác quốc tế về tài nguyên nước, gồm 04 điều (từ Điều 75 đến Điều 78), quy định về: nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên nước; nội dung hợp tác quốc tế về tài nguyên nước; trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia; giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia.
- Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, gồm 03 điều (từ Điều 79 đến Điều 81), quy định về: trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ; trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Ủy ban nhân dân các cấp; điều phối, giám sát hoạt động bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
- Chương IX. Thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước, gồm 02 điều (Điều 82 và Điều 83), quy định về: thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.
- Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 03 điều (từ Điều 84 đến Điều 86), quy định về: sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến tài nguyên nước; hiệu lực thi hành; quy định chuyển tiếp.
2. Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Nghị định bao gồm 07 chương với 98 điều, gồm: Chương I: Quy định chung; Chương II: Điều tra cơ bản tài nguyên nước và lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành về tài nguyên nước; Chương III: Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và ngưỡng khai thác nước dưới đất, khoanh vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất; Chương IV: Điều hòa, phân phối tài nguyên nước, chuyển nước lưu vực sông và quy trình vận hành liên hồ chứa, quy chế phối hợp vận hành giữa đập, hồ chứa trên sông, suối; Chương V: Phòng, chống, khắc phục tác hại do nước gây ra và hạch toán tài nguyên nước; Chương VI: Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và quy định về quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước, chất lượng nước và Chương VII: Trách nhiệm thực hiện và hiệu lực thi hành.
3. Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nghị định bao gồm 05 chương với 59 điều, gồm: Chương I: Quy định chung; Chương II: Kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Chương III: Hành nghề khoan nước dưới đất và dịch vụ về tài nguyên nước; Chương IV: Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Chương V: Trách nhiệm thực hiện và Hiệu lực thi hành.
4. Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Thông tư gồm 5 Chương, 36 điều, cụ thể như sau: Chương I. Quy định chung; Chương II. Phân vùng chức năng nguồn nước mặt; xác định và tổ chức việc công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; Chương Xác định, điều chỉnh dòng chảy tối thiểu; Chương IV. Bảo vệ nước dưới đất; Chương V. Điều khoản thi hành.
5. Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Thông tư này gồm 4 Chương, 28 điều, các nội dung đều là các nội dung quy định mới, gồm: Chương I. Quy định chung; Chương II. Quy định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước; Chương III. Thẩm định và nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; Chương IV. Điều khoản thi hành.
6. Thông tư số 05/2024/TT-BTNMT ngày 16/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất.
Thông tư gồm 5 Chương, 17 Điều. Cụ thể, Chương I: Quy định chung; Chương II: Di chuyển, thay đổi vị trí trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất; Chương III: Giải thể trạm quan trắc tài nguyên nước dưới đất; Chương IV: Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị; Chương V: Điều khoản thi hành./.
AT-PBGDPL
- LUẬT CĂN CƯỚC NĂM 2023- CÔNG CỤ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG ĐỂ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ DÂN CƯ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI (13/06/2024)
- V/v tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá; Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá và tăng cường thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (04/06/2024)
- Tập huấn về bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tỉnh Quảng trị (13/05/2024)
- Hòa giải ở cơ sở góp phần xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật trong cộng đồng dân cư (05/07/2024)
- Một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng nhằm góp phần thực hiện tốt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở (31/07/2024)
- Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2024 (01/04/2024)
- Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh (16/05/2024)
- DANH SÁNH TỔ THƯ KÝ (16/05/2024)
- DANH SÁCH THÀNH VIÊN HĐPHPBGDPL TỈNH (16/05/2024)
- Trao đổi pháp luật: Giấy chứng minh Công an nhân dân có phải là giấy tờ tuỳ thân được sử dụng vào mục đích giao dịch dân sự không? (25/03/2024)