Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- Ngày đăng: 30-06-2023
- 233 lượt xem
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một công việc thường xuyên, lâu dài nhằm đảm bảo sự trong sạch, công bằng và phát triển bền vững của đất nước. Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh”, “giặc nội xâm”, là “nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ”, trở ngại lớn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước; gây mất niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Thời gian vừa qua, với công cuộc “đốt lò” ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn ngày càng chống phá quyết liệt và sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi. Để chống lại quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, các thế lực thù địch nhân danh chống tham nhũng đã đưa ra luận điệu xuyên tạc rất xảo trá rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng vì Đảng cũng tham nhũng, suy thoái”, “tham nhũng là căn bệnh kinh niên của thể chế chính trị độc đảng cầm quyền”, “vì xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng”, “luận chứng “Đảng đã nhiều lần phát động chống tham nhũng nhưng đều không thành công, càng chống lại càng gia tăng”, từ đó chúng đưa ra nhận định chủ quan, võ đoán: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng thành công”, thậm chí “khuyên nhủ” Đảng ta “chỉ có thể chống được tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập để kiểm soát quyền lực”…
Những luận điệu xuyên tạc, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên của các thế lực thù địch là nhằm lan truyền, gieo rắc sự hoang mang, gây mất niềm tin vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa, làm phai nhạt mục tiêu, đánh mất bản chất Đảng, từ đó tác động xấu đến cán bộ, đảng viên dễ sa vào “tự diễn biến” “tự chuyển hoá”, khiến đất nước rơi vào khủng hoảng, mưu đồ “diễn biến hoà bình” của chúng thành công.
Vì vậy, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thẳng thắn đánh giá: “Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời”. Do đó, từ việc nhận diện đúng những luận điệu xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta của các thế lực thù địch, cần phải đi đôi với việc kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phải: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Về luận cứ đấu tranh, phản bác:
Tham nhũng là hiện tượng mang tính xã hội, là tệ nạn nhức nhối của tất cả các quốc gia, thể chế chính trị, trong đó có Việt Nam. Về nguồn gốc và bản chất, tham nhũng chính là sự lạm dụng quyền lực, tha hoá quyền lực để mưu đồ lợi ích cá nhân của một người hoặc một nhóm người làm phương hại đến lợi ích của cá nhân khác, của tổ chức và xã hội. Việc quy kết tham nhũng chỉ có và kịch phát dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, trong đó thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền là luận điệu xuyên tạc trắng trợn, tư biện và sai lầm, bởi tham nhũng luôn tồn tại ở mọi chế độ xã hội có nhà nước, luôn gắn với nhà nước và quyền lực.
Ở bất cứ chế độ xã hội nào, tham nhũng cũng đều gắn với tình trạng quyền lực bị thao túng và bị tha hoá. Quyền lực của nhà nước ta là do nhân dân uỷ thác, được phân công, phân nhiệm, uỷ quyền cho các tập thể và cá nhân đảm trách. Chỉ có những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền nhưng thoái hoá, biến chất, thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; quan điểm, bản lĩnh, lập trường tư tưởng không kiên định, vững vàng, tính chiến đấu bị giảm sút, ý thức tổ chức kỹ luật kém, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất tầm thường, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của tổ chức, của nhân dân, mới sa vào căn bệnh tham nhũng.
Thời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quyết tâm đấu tranh kiên quyết với tệ tham nhũng bằng việc đề ra chủ trương, phương thức rất đúng và trúng để tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, trong đó tập trung đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Công tác này được Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng cảnh báo, răn đe, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy nhà nước. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm và đạt nhiều kết quả rất quan trọng, rõ rệt “được cán bộ, đảng viên và nhân dân đòng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận”. Những kết quả quan trọng bước đầu đạt được trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hoá cầm quyền của một Đảng “là đạo đức, là văn minh’ khẳng định bản chất ưu việt của chế độ xã hội ta, đồng thời phản bác các luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Một số giải pháp:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên.
Hai là, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các văn bản pháp luật liên quan. Cần tiếp tục hoàn thiện luật phòng, chống tham nhũng. Quy định các biện pháp hữu hiệu để quản lý, xác minh tài sản thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn, xây dựng các cơ quan chuyên trách quản lý, xác minh tính trung thực, chính xác của các bản kê khai tài sản, thu nhập.
Ba là, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống hiệu quả tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí bao giờ cũng gắn với những người có chức vụ, quyền hạn, nhất là những người nắm giữu quyền lực nhà nước. Vì vậy, phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, nếu quyền lực được kiểm soát tốt thì không thể lợi dụng để tham nhũng, lãng phí.
Bốn là, tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức cơ quan thông tấn, báo chí trong việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng. Thông qua các hoạt động của báo chí giúp tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng.
Năm là, huy động quần chúng nhân dân tham gia vào đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng. Đây là lực lượng đông đào, góp phần thực hiện thắng lợi trên mọi mặt trận, do đó cần phải triệt để phát huy vai trò của quần chúng nhân dân vào công cuộc đấu tranh này. Các tầng lớp nhân dân là “tai mắt” của Đảng, chính quyền, đoàn thể trng việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch. Chỉ có người dân, những người luôn có mặt ở mọi nơi, mọi lúc và tiếp xúc với mọi đối tượng và sử dụng thường xuyên, đa dạng các phương tiện thông tin, truyền thông nên dễ dàng phát hiện, nhận diện được đối tượng, nội dung, phương thức chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
Hiện nay, đất nước ta vẫn đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn luôn là công tác thường xuyên, liên tục của Đảng để từ đó tiến tới xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Xuân Ngọc-Trường Chính trị Lê Duẩn
Tài liệu tham khảo
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.1.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.351-369.
- Sổ tay: Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ LUẬT THANH TRA NĂM 2022 (16/06/2023)
- BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI (15/06/2023)
- ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (15/06/2023)
- Làm tốt vai trò cầu nối đưa pháp luật đến với cộng đồng ở Đakrông (15/06/2023)
- Công văn số: 1080/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 09/6/2023 V/v hướng dẫn báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (12/06/2023)
- Phụ nữ Quảng Trị nỗ lực trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (05/06/2023)
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (25/05/2023)
- Tà Long: Truyền thông về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. (25/05/2023)
- PHỤ LỤC BÁO CÁO HIẾN PHÁP (17/05/2023)
- Nỗ lực thực hiện quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật của tỉnh Quảng Trị (25/04/2023)