Chi tiết - Sở Tư pháp

 

Thực hiện Luật giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (sau đây gọi tắt là Luật giám định tư pháp và Đề án 250). Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2003, hoạt động giám định trên địa bàn Quảng Trị đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất  về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến, quán triệt, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật giám định tư pháp, Đề án.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3212/KH-UBND ngày 6/7/2018 triển khai  Đề án “ Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Kế hoạch số 5169/KH-UBND ngày 12/11/2020 triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Định kỳ hằng năm ban hành các Quyết định công bố danh sách giám định viên, người giám định theo vụ việc; Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên; Ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác giám định….Nhằm hỗ trợ chính sách cho giám định viên tư pháp, UBND tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết hỗ trợ cho giám định viên tư pháp theo quy định.

Thứ 2 về công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Luật, Đề án và các văn bản pháp luật về giám định tư pháp; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động giám định do các Bộ, ngành có liên quan, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

  Thực hiện Kế hoạch 5169/KH-UBND ngày 12/11/2020 triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Sở Tư pháp đã tuyên truyền phổ biến, quán triệt Luật giám định tư pháp, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp cho 150 cán bộ chủ chốt; lực lượng giám định viên tư pháp; Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện 02 chuyên mục “Pháp luật và đời sống” tuyên truyền pháp luật về giám định tư pháp, tình hình tổ chức và hoạt động giám định tư pháp cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn; Phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức, tham dự Hội nghị trực tuyến triển khai Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp cho khoảng 70 cán bộ là giám định tư pháp, cán bộ quản lý tại các cơ quan chuyên môn; người tiến hành tố tụng; Triển khai, phổ biến Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 về chế độ hỗ trợ giám định viên tư pháp, người giúp việc giám định viên giai đoạn 2019 -2021; Nghị quyết số 109/2021/NQ-HĐND ngày 30/8/2021 về kéo dài thực hiện Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND đến hết năm 2022; Nghị quyết số 29/2023/NQ-HĐND ngày 28/3/2023 quy định mức hỗ trợ cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việcngười giúp việc cho người giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị… Các đơn vị: Công an tỉnh, các Sở: Sở Y tế, Nông nghiệp và PTNN; Văn hóa thể thao và Du lịch; Thông tin và truyền thông; Tài chính; Xây dựng; Công thương; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và môi trường..  đã tuyên truyền, phổ biến cho đội ngũ giám định trong phạm vi quản lý các quy định của Luật giám…..

Thứ ba về hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 03 Nghị quyết nhằm hỗ trợ cho giám định viên tư pháp, cụ thể:  Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 về chế độ hỗ trợ giám định viên tư pháp, người giúp việc giám định viên giai đoạn 2019 -2021; Nghị quyết số 109/2021/NQ-HĐND ngày 30/8/2021 về kéo dài thực hiện Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND đến hết năm 2022; Nghị quyết số 29/2023/NQ-HĐND ngày 28/3/2023 quy định mức hỗ trợ cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việcngười giúp việc cho người giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

UBND ban hành các văn bản chỉ đạo các Sở ngành có liên quan, tham gia, góp ý các văn bản liên quan đến giám định như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định Tư pháp; Thông tư hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí triển khai Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; Nghị định giám định tư pháp; các Thông tư hướng liên quan giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; NN&PTNT; kế hoạch và đầu tư…

Thứ tư: về hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp: Trung tâm Pháp Y thuộc Sở Y tế; Phòng Kỹ thuật Hình sự thuộc Công an tỉnh. Các tổ chức giám định được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cơ bản phục vụ cho công tác giám định.

Hiện nay có 77 người giám định tư pháp (74 giám định viên tư pháp, 03 người giám định tư pháp theo vụ việc), cụ thể: Phòng kỹ thuật hình sự CA tỉnh 21 người. Trung tâm pháp y Sở Y tế: 03 người. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: 53 người (50 giám định viên tư pháp và 03 người giám định theo vụ việc). Đội ngũ giám định viên tư pháp hiện nay có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại học trở lên, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; độ tuổi trung bình của giám định viên tư pháp trên 40 tuổi.

- Nhằm tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp lý, nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người giám định tư pháp và người tiến hành tố tụng, Sở Tư pháp, các ngành liên quan đã tăng cường bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên tư pháp, người tiến hành tố tụng, cụ thể: Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 864/KH-STP ngày 12/05/2023 và tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác giám định tư pháp cho 120 đối tượng là đội ngũ người giám định tư pháp và người tiến hành tố tụng trên địa bàn; Phát hành Tài liệu kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác giám định tư pháp cho các cơ quan, ban ngành quản lý lực lượng giám định viên để nghiên cứu, tìm hiểu…Công an tỉnh, Sở Y tế, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thường xuyên cử giám định viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ của giám định viên để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình…Nhằm thu hút và hỗ trợ nguồn nhân lực làm giám định HĐND tỉnh ban hành 03 Nghị quyết hỗ trợ cho người giám định, người giúp việc cho người giám định.

 Theo thống kê số vụ việc thực hiện giám định tư pháp từ ngày 01/01/2018 đến hời kỳ báo cáo: 7.696 vụ việc, cụ thể: Năm 2018: 1.053 vụ việc; Năm 2019: 1.220 vụ việc; Năm 2020: 1.315 vụ việc; Năm 2021: 1.594 vụ việc; Năm 2022: 1.646 vụ việc; 06 tháng đầu năm 2023: 868 vụ việc. Số lượng các vụ việc giám định bổ sung 35 vụ việc, giám định lại 13 vụ việc. Kết quả thực hiện giám định tư pháp trên từng lĩnh vực góp phần đáp ứng kịp thời, đúng thời hạn giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tụng.

Thứ năm về công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp

- Sở Tư pháp, cơ quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp: Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về giám định hiệp y hồ sơ đề nghị bổ, miễn nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp. Ban hành văn bản đề nghị các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai công tác giám định; rà soát danh sách giám định viên; Đề nghị các tổ chức giám định tự kiểm tra và báo cáo kết quả hoạt động. Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp. Thẩm định hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp của các sở, ngành một cách nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ cung cấp các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi nhất để công tác bổ nhiệm giám định viên tư pháp, đúng quy định. Đăng tải công khai Danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh lên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê định kỳ, theo yêu cầu của Bộ Tư pháp…

- Việc thực hiện quản lý nhà nước của các Sở chuyên môn theo quy định của Luật giám định tư pháp pháp đã tiến hành rà soát, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp, người giám định theo vụ việc; quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giám định viên..; tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động giám định.

-  Sở Tư pháp phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức 02 cuộc kiểm tra công tác giám định tư pháp tại Phòng kỹ thuật hình sự và Trung tâm pháp y tỉnh;  Định kỳ hằng năm đề nghị các đơn vị tự kiểm tra và gửi báo cáo về Sở Tư pháp để báo cáo Bộ Tư pháp. Viện pháp y Quốc gia phối hợp với Sở Y tế, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động giám định tại Trung tâm pháp y tỉnh. Qua kiểm tra đã phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp, qua đó kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả về tổ chức và hoạt động giám tư pháp.

- Tình hình vi phạm pháp luật của giám định viên:         Năm 2023, có 02 giám định viên vi phạm, hiện nay, vụ việc đang trong quá trình điều tra.

Bên cạnh nhưng kết quả đạt được, hoạt động giám định vẫn còn những hạn chế, khó khăn như:

Trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định tại các sở, ngành chưa được trang bị máy móc tiên tiến… ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp một  số nội dung trưng cầu giám định nằm ngoài khả năng thực hiện do không có các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để thực hiện như: Khoan sinh trưởng, máy hiển vi, máy móc đo các tính chất của gỗ, ... vì vậy có một số nội dung trưng cầu giám định không thể thực hiện được như: tuổi cây đứng, xác định tên gỗ (đã cưa hạ), ....

Số lượng đội ngũ giám định viên tư pháp tuy được bổ sung hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho quá trình tố tụng. đặc biệt,  Giám định viên  pháp y còn thiếu không đủ đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ nên việc thực hiện nhiệm vụ giám định thật sự gặp rất nhiều khó khăn; Người giám định viên pháp y phải làm việc ở cường độ cao, nhiệm vụ đột xuất phát sinh, môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với độc tố, các bệnh truyền nhiễm. Trách nhiệm của người giám định viên pháp y rất nặng nề. Thêm vào đó, chế độ, chính sách đối với người thực hiện giám định tư pháp chưa thật sự tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ nên khó thu hút được nhân lực.

 Chưa có quy chế phối hợp giữa Trung tâm Pháp y cấp tỉnh và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh nên việc tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định pháp y tử thi đôi lúc còn khó khăn, chồng chéo, chưa đồng bộ.

 Để góp phần góp phần phục vụ đắc lực cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và công tác thi hành án hình sự, cần phải có đội ngũ giám định mạnh về số lượng và chất lượng, vì vậy thời gian tới đề nghị:  Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp. Hỗ trợ kinh phí và thiết bị, phương tiện đảm bảo cho hoat động nghiệp vụ giám định tư pháp.; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2009/TT-BTP ngày 17/9/2009 của Bộ Tư pháp quy định phụ cấp trách nhiệm của giám định viên theo hướng nâng mức phụ cấp cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay;  Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Công an nghiên cứu cho tuyển dụng ngoài ngành vào lực lượng kỹ thuật hình sư để đào tạo bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở các lĩnh vực mà đào tạo qua các trường CAND không bổ nhiệm được; Đề nghị Bộ Công an, Viện Khoa học hình sự, quan tâm hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, đầu tư, nâng cấp xây dựng các phòng thí nghiệm hóa học và pháp y, các kho lưu giữ mẫu giám định đảm bảo an toàn. Tiến tới xây dựng nơi làm việc cho công tác giám định phù hợp với mô hình là đơn vị khoa học nghiệp vụ mang tính thực nghiệm phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; Bộ Y tế và Bộ Công an sớm ban hành Quy chế phối hợp giữa pháp y Công an và pháp y ngành Y tế để công tác giám định pháp y về tử thi được thống nhất, đồng bộ, tránh sự chồng chéo gây lãng phí về con người và trang thiết bị; Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn lưu trữ hồ sơ giám định pháp y; Thông tư thu chi phí giám định tư pháp; sửa đổi bổ sung Thông tư quy định chức năng, nhiêm vụ và quyền hạn của Trung tâm Pháp y…

                                                                          PN.