Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Xóa án tích, các trường hợp xóa án tích và thủ tục xóa án tích
- Ngày đăng: 05-09-2023
- 312 lượt xem
1.Xóa án tích: Là việc một người phạm tội sau khi đã chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách của án treo và đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án mà Tòa án đã tuyên, sau một khoản thời gian luật định thì sẽ được xóa án tích.
Theo khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự, người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án.
2. Các Trường hợp xóa án tích
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định có ba trường hợp xóa án tích đó là: Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70); xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71) và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72). Các trường hợp xóa án tích được quy định cụ thể như sau:
2.1.Đương nhiên được xóa án tích
Theo quy định, người phạm tội sẽ thuộc các trường hợp đương nhiên được xóa án tích nếu người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản sau đây:
Thứ nhất, Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Thứ hai, Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại các khoản điều thứ nhất.
2.2.Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án. Tòa án sẽ quyết định xóa án đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
2.3.Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
Ngoài việc xóa án tích theo trường hợp đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì Bộ Luật hình sự còn quy định người có án tích có thể xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. Theo đó, trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
3. Các trường hợp xóa án tích đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
- Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
+ Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương XII Bộ luật Hình sự.
- Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên xóa án tích từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm
4. Thủ tục để được xóa án tích
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015, thủ tục để được xóa án tích được quy định như sau:
Thứ nhất, trường hợp đương nhiên được xóa án tích
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án. Tại tỉnh Quảng Trị, Sở Tư pháp là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu thực hiện nhiệm vụ cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 70 của Bộ luật hình sự
Người đương nhiên xóa án tích làm đơn yêu cầu (Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp) đến Sở Tư pháp và Sở Tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp 2009. Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp gồm 2 loại: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2; Phiếu lý lịch tư pháp số 1: cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu; Phiếu lý lịch tư pháp số 2: cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Thứ hai, trường hợp Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Người bị kết án phải gửi đơn yêu cầu xóa án tích đối với các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập để đề nghị việc xóa án tích.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Hoàng Thị Trang- Phòng HCTP&BTTP
- Quy định mới về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở (03/10/2023)
- Danh mục, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại chính quyền địa phương (05/09/2023)
- Hội đàm Sở Tư pháp 2 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet (05/09/2023)
- Kết quả đạt được trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ. (26/09/2023)
- Quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp (28/08/2023)
- Thông báo số 08/TB-HĐTDVC ngày 08/8/2023 về kết quả tuyển dụng viên chức thuộc Trung tâm dịch vụ Đấu giá tài sản (09/08/2023)
- Quy định về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ ngành Tư pháp (08/08/2023)
- Quy định về điều kiện thi nâng ngạch Thanh tra viên (04/08/2023)
- Quyết định 57/QĐ-STP ngày 03/8/2023 về việc thu hồi, hủy bỏ Phiếu Lý lịch Tư pháp (04/08/2023)
- Một số kết quả nổi bật trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (04/08/2023)