Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Kết quả đạt được trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ.
- Ngày đăng: 28-08-2023
- 245 lượt xem
Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, có thể nói đây là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả. Hòa giải thành sẽ hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư. Có thể khẳng định rằng: hòa giải ở cơ sở là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội đoàn kết, hòa hợp, đồng thuận, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, tạo tiền đề cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên cơ sở - Ảnh: Ánh Tuyết
Để triển khai, thi hành Luật đến tận người dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 ban hành Kế hoạch triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở. Kế hoạch đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, nôi dung thực hiện và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện.Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh 9/9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai, thi hành, quán triệt và tuyên truyền Luật Hòa giải ở cơ sở. Hàng năm, UBND tỉnh đều tổ chức triển khai thi hành luật thông qua Kế hoạch về công tác phổ biến GDPL, hòa giải cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động ban hành các Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.
Sau 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, những kết quả nổi bật đã đạt được trong công tác này có thể nhận thấy ở các nội dung sau:
Thứ nhất: Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Tổ chức các hội nghị tuyên truyền; thông qua các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền viên và hòa giải viên ở cơ sở; lồng ghép vào các hoạt động, các cuộc họp của thôn, bản, khu phố; thông qua các hội thi hòa giải viên giỏi, hội thi tìm hiểu pháp luật; thông qua các hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở; thông qua tờ rơi, các tình huống pháp luật, qua các mô hình sinh hoạt của các câu lạc bộ, qua hệ thống loa truyền thanh, qua các chuyên mục Pháp luật và Đời sống...
- Tại Sở Tư pháp: Thực hiện Kế hoạch PBGDPL, HGCS; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt CTCPL trên địa bàn tỉnh, từ năm 2014 đến 6/2023 Sở Tư pháp với nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tổ chức 04 hội nghị cấp tỉnh phổ biến về Luật Hòa giải ở cơ sở, các kỹ năng, phương pháp hòa giải cho các hòa giải viên trên địa bàn tỉnh với số lượng người tham gia là 800 người. Để trang bị kiến thức và kỹ năng trong công tác hòa giải cơ sở, Sở đã cấp phát miễn phí hơn 1000 quyển sách Luật Hình sự năm 2015, 10.000 tờ rơi về các tình huống hòa giải, thủ tục bầu hòa giải viên, các trường hợp thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.... cho các tổ hòa giải trên địa bàn toàn tỉnh.
Để thực hiện tốt công tác phối, kết hợp với các Phòng tư pháp địa phương trong công tác PBGDPL, Sở đã xây dựng Kế hoạch phối hợp với Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 29 cuộc tuyên truyền Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ Hòa giải viên và Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh với số người tham gia là: 2630 người, tài liệu phát hành miễn phí: 2630. Bên cạnh đó, nhằm tôn vinh hòa giải viên và công tác hòa giải cơ sở, Sở Tư pháp phối hợp Đài PTTH tỉnh thực hiện chuyên mục Pháp luật và đời sống chuyên đề: Huyện Triệu Phong với công tác hòa giải cơ sở. Chuyên mục đã phản ánh công tác hòa giải và những kết quả đạt được thông qua các vụ hòa giải điển hình mà địa phương đã đạt được.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố trong 10 năm qua đã tổ chức 72 hội nghị với 12.530 đại biểu tham dự; 653 cuộc tuyên truyền, 142 đợt tập huấn về Luật Hòa giải cơ sở với tổng số người tham gia là: 13025, tài liệu cấp phát miễn phí 900 quyển sách Luật Hòa giải ở cơ sở, 108 quyển Luật Tố tụng hình sự và 10.000 tờ gấp pháp luật.
Kết quả: Qua 10 năm triển khai thi hành Luật, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và UBND cấp xã đã tuyên truyền Luật dưới nhiều hình thức khác nhau cho 28.985 người, phát hành 61.345 tài liệu, tờ rơi...về hòa giải ở cơ sở.
Thứ hai: Nâng cao năng lực cho người làm công tác hòa giải ở cơ sở
Để hỗ trợ các hòa giải viên cơ sở trong hoạt động và dần đưa hoạt động hòa giải đi vào nề nếp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các buổi hòa giải, năm 2016, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí để in 1.150 Sổ theo dõi hoạt động hòa giải để phát về cho các tổ hòa giải đồng thời có công văn đôn đốc các Phòng Tư pháp chỉ đạo công chức Tư pháp hộ tịch hướng dẫn cho các hòa giải viên sử dụng sổ hòa giải đúng quy định, hỗ trợ chuyên môn về kiến thức và các kỹ năng hòa giải cho các hòa giải viên khi cần thiết. Ngoài ra, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở còn được lồng ghép vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm dành cho công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
- Tại Sở Tư pháp: Thông qua hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên, các hội nghị tập huấn bồi dưỡng thuộc ngành chủ trì thực hiện, trong 10 năm qua Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch, hoàn thành việc tổ chức 16 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hoà giải cho đội ngũ hòa giải viên, tập huấn viên, các già làng, trưởng bản với số lượng người tham gia 1700 lượt người và cung cấp 200 cuốn sách Bộ luật Dân sự năm 2005 cho gần 200 hoà giải viên của các huyện: Hướng hoá, Đakrông. Để thuận lợi hơn việc áp dụng các điều luật trong công tác hòa giải, Sở Tư pháp đã cấp phát gần 1000 quyển sách Luật Hình sự năm 2015 cho các tổ hòa giải trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tại UBND cấp huyện: Các địa phương đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho hoà giải viên của địa phương mình. Trong 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, để đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tại địa phương mình nắm chắc Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành trong công tác hòa giải cũng như nâng cao năng lực, các kỹ năng trong công tác này, UBND cấp huyện đã tổ chức 116 hội nghị tập huấn về công tác hòa giải, các kỹ năng cần thiết cho hòa giải viên với 10.919 hòa giải viên cơ sở tham gia.
Thứ ba: Hoạt động kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh hàng năm đều ban hành Kế hoạch tổ chức công tác kiểm tra của Hội đồng, thành lập Đoàn Kiểm tra để tiến hành kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở tại các huyện, thành phố, thị xã, đồng thời chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện, thị xã, thành phố; các địa phương kiểm tra và tự kiểm tra hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại cơ quan, địa phương mình.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng năm đều có sự chỉ đạo và đưa công tác kiểm tra hoạt động của công tác hòa giải vào kế hoạch công tác tư pháp hàng năm và công tác kiểm tra được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua công tác kiểm tra đã đánh giá được những ưu điểm, kết quả đạt được và đề nghị khắc phục những hạn chế thiếu sót trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Thứ tư : Sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận với các cơ quan Tư pháp trong công tác hòa giải ở cơ sở
Nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành giữa UBMTTQVN tỉnh và Sở Tư pháp trong công tác hòa giải ở cơ sở, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp ký kết Kế hoạch phối hợp liên ngành với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh để tổ chức các hoạt động phối hợp theo quy định tại Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBMTTQVN ngày 18/11/2014 giữa Chính phủ với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận với các cơ quan Tư pháp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở luôn được quan tâm thực hiện; trao đổi các nội dung liên quan nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan Tư pháp trong việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở nói riêng tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận xã, thị trấn cũng trực tiếp tham gia làm tổ viên của tổ hòa giải tại các thôn, bản, khối, khóm, đã trực tiếp hòa giải các vụ việc, các tranh chấp, xích mích trong Nhân dân. Cán bộ Mặt trận, đoàn thể là những người có uy tín trong quần chúng Nhân dân, có kinh nghiệm trong công tác tập hợp, vận động, thuyết phục quần chúng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Báo cáo viên hướng dẫn cho hòa giải viên thảo luận nhóm
Thứ năm: Nguồn nhân lực cho tổ chức thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở ngày càng được tăng cường
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có: 827 tổ hòa giải với 5303 hòa giải viên, trong đó: nam 4119, nữ: 1184 . Trình độ chuyên môn luật: 133, chưa qua đào tạo chuyên môn luật: 4381, hòa giải viên là người dân tộc thiểu số: 1128.
Kết quả đạt được trong công tác hòa giải
Trong 10 năm từ năm 2014 - đến tháng 6/2023 số vụ việc được các tổ chức xã hội, hòa giải viên các cấp tiếp nhận là: 7349 vụ, hòa giải thành: 6149 vụ, hòa giải không thành: 1032 vụ (mâu thuẫn giữa các bên: 387 vụ; tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình: 461 vụ; vụ việc khác: 184 vụ), đang giải quyết: 168 vụ. Tỉ lệ hòa giải thành bình quân hàng năm 83%.
Những kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, tác động hiệu quả tích cực của việc triển khai thực hiện Luật trong đời sống kinh tế - xã hội
Trong 10 năm qua, cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, các mâu thuẫn và tranh chấp trong nhân dân ngày càng gia tăng theo chiều hướng phức tạp. Sự ra đời của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn khi mà các mâu thuẩn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong đời sống của cộng đồng dân cư ngày càng tăng về số lượng và đa dạng, phức tạp về nội dung mâu thuẫn, tranh chấp. Việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hiệu quả.
- Thuận lợi: Trong 10 năm triển khai thực hiện, Luật Hòa giải ở cơ sở đã tác động tích cực đến đời sống của toàn xã hội, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho công tác hòa giải ở cơ sở và công tác này dần đi vào nề nếp, thống nhất, hoạt động có hiệu quả tạo bước chuyển biến trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các tổ hòa giải đã được kiện toàn bảo đảm đúng quy định, chất lượng hòa giải được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước, số vụ hòa giải thành ngày càng tăng, đã hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân. Các tổ hòa giải được củng cố, mở rộng thu hút được nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia. Công tác tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên luôn được chú trọng. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, văn minh.
- Khó khăn: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác hòa giải nên thiếu sự quan tâm, chưa có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, thiếu sự phối hợp giữa hòa giải ở cơ sở với giải quyết vụ việc của chính quyền địa phương. Kỹ năng hòa giải cũng như kiến thức pháp luật của phần lớn hòa giải viên còn hạn chế, nhiều tổ viên tổ hòa giải đã lớn tuổi làm việc chủ yếu dựa vào uy tín, kinh nghiệm, phạm vi hòa giải rộng, ngày càng phát sinh nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực nhạy cảm như quan hệ gia đình, đất đai, thừa kế....Điều này gây ra nhiều khó khăn cho đội ngũ hòa giải viên.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho hòa giải viên chưa được tổ chức định kỳ thường xuyên. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, việc hòa giải ở cơ sở chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người làm công tác hòa giải nên tỉ lệ các vụ hòa giải không thành vẫn còn khá cao.
Kinh phí cấp cho công tác hòa giải còn thiếu, thậm chí một số địa phương không có hoặc chưa bố trí được kinh phí hoạt động và thù lao cho các vụ việc hòa giải nên chưa thể động viên kịp thời đối với các hòa giải viên tham gia hòa giải và hoạt động của tổ hòa giải.
Các tổ trình bày các bước hòa giải
Để công tác hòa giải ở cơ sở khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống xã hội cần rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Để công tác hòa giải ở cơ sở đem lại hiệu quả cao hơn nữa, việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật hòa giải cần được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức cần quan tâm xây dựng, củng cố, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên, bố trí kinh phí cho hoạt động hòa giải theo đúng quy địn.
- Cần phải xác định rõ trách nhiệm của hòa giải viên trong công tác hòa giải ở cơ sở là người “mở nút thắt” trong các vụ việc tranh chấp, do vậy đòi hỏi mỗi hòa giải viên cần phải tận tâm với công việc, trung thực, khách quan và hiểu biết pháp luật, đây là nền tảng quan trọng trong công tác hòa giải ở cơ sở.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đối với công tác hòa giải ở cơ sở; tạo sự phối hợp tốt giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND các cấp, đặc biệt là cấp xã trong chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết các vụ việc hoà giải ở cơ sở.
- Cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời định kỳ đối với hòa giải viên và tổ hòa giải có thành tích tốt trong công tác hòa giải. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, các thành viên của tổ chức Mặt trận đối với công tác hòa giải ở cơ sở, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là của người dân về vị trí vai trò tầm quan trọng của công tác này, từ đó sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp và phương pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng, xây dựng ý thức “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng phát triển.
- Hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở tác động đến kinh tế - xã hội.
Khi triển khai thực hiện Luật trên địa bàn toàn tỉnh đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện, vững chắc cho hoạt động hoà giải ở cơ sở đi vào nề nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả, tạo bước chuyển biến trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các vụ khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp ngày càng giảm, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt, gắn bó, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật trong nhân dân. Công tác kiểm tra nhằm kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo những khó khăn vướng mắc phát sinh ở cơ sở được duy trì thường xuyên vì vậy, hoạt động hòa giải cơ sở tiếp tục có nhiều khởi sắc. Đó là kết quả từ sự nỗ lực, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ hòa giải, sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối kết hợp của UBMTTQVN các cấp, sự nhận thức đúng đắn của các ban, ngành về công tác hòa giải cơ sở.
Ánh Tuyết – Phòng PBGDPL&TDTHPL
- Quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp (28/08/2023)
- Thông báo số 08/TB-HĐTDVC ngày 08/8/2023 về kết quả tuyển dụng viên chức thuộc Trung tâm dịch vụ Đấu giá tài sản (09/08/2023)
- Quy định về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ ngành Tư pháp (08/08/2023)
- Quy định về điều kiện thi nâng ngạch Thanh tra viên (04/08/2023)
- Quyết định 57/QĐ-STP ngày 03/8/2023 về việc thu hồi, hủy bỏ Phiếu Lý lịch Tư pháp (04/08/2023)
- Một số kết quả nổi bật trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (04/08/2023)
- Đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút đầu tư (04/08/2023)
- Hội thi “Tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022” (03/08/2023)
- SỔ TAY HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ VỀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT (03/08/2023)
- Công văn 3636/BNN-VPĐP ngày 06/6/2023 trả lời vướng mắc về đánh giá CTCPL và đô thị văn minh trong xét và công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (03/08/2023)