Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin
- Ngày đăng: 19-12-2022
- 306 lượt xem
.
Ngày 07/8/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 3407/KH-UBND triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018). Đến nay, sau 4 năm thực hiện, công tác triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin đã được các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Các thông tin về thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, phí, lệ phí được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan hành chính
Năm ngoái, theo báo cáo sơ kết 3 năm thi hành hành Luật tiếp cận thông tin 2016, các tồn tại vướng mắc của quá trình thi hành Luật này được nhìn nhận từ hai góc độ: Thể chế và tổ chức thực hiện.
Theo đó, các vướng mắc về thể chế là: (1) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực của ngành chưa thực sự đồng bộ, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; các lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý của ngành là rất rộng, văn bản nhiều nên việc cập nhật thông tin vào hệ thống đảm bảo việc tiếp cận thông tin còn có những thiếu sót và hạn chế nhất định; (2) Chưa có quy định, tiêu chí cụ thể cho một số loại thông tin như thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia…, (3) Quy định về cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát, khiếu nại và tố cáo việc thực thi quyền tiếp cận thông tin chưa phù hợp. Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP còn thiếu các quy định về phương thức, điều kiện và nội dung kiểm tra việc thi hành Luật này. Luật Tiếp cận thông tin không quy định một cơ chế độc lập, riêng biệt để giám sát và xử lý vi phạm trong thực thi Luật; (4) Quy trình, thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân của Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP phức tạp, rườm rà tốn kém, gây mất thời gian, chi phí của cơ quan cung cấp lẫn công dân.
Khó khăn thứ hai là về mặt tổ chức thực hiện: (1) Cán bộ được giao nhiệm vụ làm đầu mối cung cấp thông tin chủ yếu kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về hoạt động cung cấp thông tin. Do đó, khó đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp thông tin của đơn vị ngay khi luật có hiệu lực thi hành; (2) Chưa xác định rõ mô hình về cán bộ đầu mối, tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ này; (3) Người sinh sống ở một số khu vực biên giới, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của hai huyện Đakrông và Hướng Hoá vẫn đang gặp một số khó khăn trong tiếp cận thông tin; (4) Chưa đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất cho đối tượng người khuyết tật để tiếp cận thông tin và thực hiện quyền thông tin.
Trong năm qua, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện, khắc phục các khó khăn để đưa Luật tiếp cận thông tin ngày càng có hiệu quả trong thực tế. Nhìn nhận lại năm qua, chúng ta thấy các tín hiệu đáng mừng như sau:
Một là, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc thực hiện đăng tải, tiếp nhận thông tin đã được bổ sung, khắc phục; các trang web được nâng cấp hoàn thiện phục vụ cho việc phổ biến thông tin, một số đơn vị áp dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý điều hành của bộ, Ngành và UBND tỉnh để tăng cường thực hiện, đăng tải, tiếp nhận thông tin đảm bảo nhanh chóng, kịp thời. Các trang mạng xã hội được cơ quan, đơn vị lập để kịp thời tuyên truyền, trao đổi, tiếp nhận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Hai là, các đơn vị đã tích cực chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai thực hiện các nội dung của Luật và Kế hoạch thực hiện Luật tiếp cận thông tin của đơn vị, nên đã hạn chế được sự lúng túng, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Ba là, hầu hết các đơn vị đã quy định về việc cập nhật và công khai Danh mục thông tin phải được công khai, thực hiện cập nhật và công khai thông tin lên trang Thông tin điện tử của đơn vị.
Bốn là, trong giải quyết công việc liên quan đến công dân, bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp đã tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu. Các thông tin về thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, phí, lệ phí được niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, tại trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
Năm là, các đơn vị báo cáo về cơ bản đã xây dựng Chuyên mục về tiếp cận thông tin trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, thực hiện duy trì, cập nhật các văn bản, trao đổi thông tin của Chuyên mục.
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp đã tạo thuận lợi cho công dân, tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu
Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì vẫn còn những khó khăn chưa thể xử lý như: Cán bộ được giao nhiệm vụ làm đầu mối cung cấp thông tin chủ yếu kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về hoạt động cung cấp thông tin; Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế nên khó khăn trong việc cập nhật, khai thác thông tin; Trụ sở các đơn vị phải thực hiện các biện pháp để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, đến nay đơn vị vẫn chưa có trang thiết bị chuyên dùng để hỗ trợ người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Hiện vẫn có một số đơn vị đang tiến hành xây dựng nhưng chưa hoàn thiện Chuyên mục về tiếp cận thông tin.
Sở Tư pháp đã mở chuyên mục “Tiếp cận thông tin” trên trang Thông tin điện tử
Để việc thi hành Luật Tiếp cận thông tin được thống nhất, hiệu quả và chất lượng hơn trong thời gian tới, cần phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu. Đặc biệt, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện các công việc sau:
Thứ nhất, tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân tại cơ quan, đơn vị, địa bàn quản lý; rà soát, bố trí hợp lý đơn vị, bộ phận hoặc người làm đầu mối cung cấp thông tin; tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng cung cấp thông tin cho người làm đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan, đơn vị mình.
Thứ hai, công bố Quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin; thường xuyên cập nhật và công khai Danh mục thông tin phải được công khai và Danh mục thông tin được tiếp cận có điều kiện; tổ chức xây dựng và duy trì Chuyên mục về tiếp cận thông tin trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan mình.
Thứ ba, tiếp tục tổ chức rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của các thông tin do cơ quan, đơn vị tạo ra; duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan, đơn vị mình có trách nhiệm cung cấp cho công dân, bảo đảm hệ thống thông tin đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu; chú trọng công tác số hóa các văn bản, hồ sơ, tài liệu và kết nối với mạng điện tử trên toàn quốc để có thể truy cập thông tin dễ dàng từ các hệ thống khác nhau và tăng cường cung cấp thông tin qua mạng điện tử.
Thứ tư, căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết khác cho việc cung cấp thông tin cho công dân ; thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Thứ năm, tiếp tục theo dõi, đôn đốc tình hình triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin tại cơ quan, địa phương mình; chỉ đạo đơn vị, bộ phận hoặc người làm đầu mối cung cấp thông tin trong việc xử lý, phân loại thông tin, thống kê số liệu về kết quả cung cấp thông tin cho công dân theo từng năm.
Bài và ảnh Thanh Ngân
- Một số quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần (16/12/2022)
- Quy định về giám định viên kỹ thuật hình sự, tiêu chuẩn, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự (16/12/2022)
- Một số kết quả hoạt động giám định Tư pháp năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (16/12/2022)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật. (12/12/2022)
- Một số quy định về lao động chưa thành niên (12/12/2022)
- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính và hình sự đối với người sử dụng lao động chưa thành niên (12/12/2022)
- Những kết quả đạt được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hòa giải ở cơ sở năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (09/12/2022)
- CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2023-2030 (04/01/2023)
- Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tại Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị - thực trạng và giải pháp (02/12/2022)
- Việc thi hành Hiến pháp và các văn bản QPPL của các cơ quan Nhà nước cấp trên (30/11/2022)