Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Việc thi hành Hiến pháp và các văn bản QPPL của các cơ quan Nhà nước cấp trên
- Ngày đăng: 30-11-2022
- 434 lượt xem
.
Cấp tỉnh
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và Chương trình công tác trọng tâm năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Quyết định, Kế hoạch, Công văn để tổ chức triển khai thi hành các Luật và văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), kết quả cụ thể như sau:
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 24/01/2022 về phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giao cụ thể nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị chủ trì triển khai, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong năm 2022. Hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2022 - 2027. Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam đi vào chiều sâu, thiết thực gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của các Sở, ban, ngành, địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL phù hợp với yêu cầu tình hình mới; Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trong nhà trường và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập các môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo dục công dân, Đạo đức trong các cấp học theo hướng theo hướng tiên tiến, hiện đại, phù hợp.Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó các Sở, ban, ngành đã trình UBND tỉnh ban hành 30 Kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện các Luật, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ.
- UBND tỉnh cũng ban hành các Kế hoạch và văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các Luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành thuộc trách nhiệm, phạm vi quản lý của ngành, cơ quan, địa phương mình.
Cấp huyện
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã ban hành các Kế hoạch triển khai thi hành và tuyên truyền, phổ biến, các Luật mới được ban hành đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân ở địa phương. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường, đẩy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đến với nhân dân.
Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh
UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành 21 Nghị quyết (quy phạm pháp luật). Trên cơ sở các Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã giao các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định, Kế hoạch để tổ chức thực hiện các Nghị quyết.
UBND tỉnh đã ban hành 28 Quyết định QPPL để quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo điều 28 Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015.
Kết quả đạt được trong việc triển khai thi hành các Luật, văn bản QPPL dưới Luật
Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các văn bản QPPL dưới Luật
Trên cơ sở chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và của UBND tỉnh, các Sở, ngành, HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã chủ động triển khai thực hiện các Luật và văn bản QPPL thuộc trách nhiệm, phạm vi quản lý của ngành, cơ quan, địa phương mình. Cụ thể: Các Sở, ban, ngành đã ban hành hoặc tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện các Luật và văn bản QPPL trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình HĐND tỉnh ban hành các văn bản QPPL, văn bản hành chính quy định chi tiết các điều, khoản được giao tại Luật. Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về cơ bản đã được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Các văn bản triển khai thi hành văn bản QPPL của cấp trên được UBND tỉnh ban hành đảm bảo kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và được các cấp, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện.
Tình hình tuân thủ, chấp hành Luật và văn bản QPPL
Tình hình tuân thủ các quy định pháp luật ở tất cả các ngành, các lĩnh vực quản lý Nhà nước và ở các địa phương về cơ bản đã đi vào nề nếp. Các vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước ở các ngành, lĩnh vực đã được xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Qua hoạt động tự kiểm tra và rà soát văn bản QPPL nhận thấy các văn bản QPPL của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đều đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. Qua tự kiểm tra chưa phát hiện văn bản trái pháp luật, văn bản có quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo cần phải xử lý theo quy định.
Công tác theo dõi thi hành pháp luật trong năm 2022 cũng được các cơ quan, đơn vị, địa phương chú trọng. Rất nhiều Đoàn kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính được thành lập (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao Thông vận tải…). Qua công tác kiểm tra đã phát hiện ra một số sai phạm và đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành Luật và văn bản QPPL
UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã đã quan tâm, chỉ đạo bố trí kinh phí trong nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, triển khai thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật. Năm 2022 tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, bình thường hóa nên công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh bằng hình thức trực tiếp về cơ bản được triển khai thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Hoạt động tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật và hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam diễn ra sôi nổi. Tính đến ngày 14/11/2022, các ban, ngành đoàn thể cấp tinh đã tổ chức khoảng 1.970 cuộc phổ biến pháp luật với gần 84.000 lượt người tham gia; tại cấp huyện và cấp xã đã tổ chức khoảng 600 cuộc phổ biến pháp luật với gần 55.670 lượt người tham gia.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tùy theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cũng đã bố trí về cơ sở vật chất, điều kiện công tác cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, triển khai thi hành pháp luật thông qua nhiều hình thức tuyên truyền khác như: thông qua các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử, qua Facebook qua Fanpage, zalo…. Tuyên truyền, phổ biến về phòng chống dịch Covid-19, đăng tải các văn bản, chính sách mới liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ công dân bằng các bài viết, các Chuyên trang, Chuyên mục, các pano, áp phích, tranh cổ động, xây dựng các video theo từng đề tài, lĩnh vực để đưa Luật, Nghị định, Nghị quyết đến tận người dân trên địa bàn một cách có hiệu quả nhất. Tính đến ngày 14/11/2022, các ban, ngành đoàn thể cấp tinh đã tổ chức 21 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 34.355 lượt người tham gia, tổng số tài liệu phát hành miễn phí 25.505 bản; tại cấp huyện và cấp xã đã tổ chức 14 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 6.019 lượt người tham gia, tổng số tài liệu phát hành miễn phí là 43.179 bản.
Huy động nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2022-2026
Khó khăn, vướng mắc
Thứ nhất, trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
- Điều kiện kinh phí bố trí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở của các cấp, các ngành chưa thực sự thỏa đáng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền còn thiếu, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật một số nơi còn thiếu kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về tuyên truyền, phổ biến pháp luật nên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình. Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật sử dụng ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn vẫn chưa thực sự phong phú, hấp dẫn.
Một số Nghị quyết, Quyết định khi triển khai thực hiện ở địa phương, cơ sở còn gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong cơ chế, chính sách và điều kiện thực tế. Đơn cử như Nghị Quyết 16/2015/NQ-HĐND của Hội nhân dân dân tỉnh Quảng Trị ngày 17/7/2015 quy định mức chi đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 18/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 quy định mức chi đối với công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, mức chi cho công tác hòa giải là hỗ trợ sinh hoạt của tổ hòa giải: 100.000đ/ tổ/tháng; Chi: 150.000đ/vụ/việc hòa giải thành, 100.000đ/vụ cho hòa giải không thành. Tuy nhiên, một số các địa phương chưa cân đối được ngân sách chi cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. (Huyện Đakrông, Huyện Vĩnh Linh…
Thứ hai, trong công tác triển khai thi hành Luật và văn bản QPPL
- Việc quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện một số Luật và các văn bản QPPL còn chậm trễ, một số nội dung chưa rõ ràng (Ví dụ như việc ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dan tộc thiểu số và miền núi ) gây ra nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng và ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cũng như chất lượng giải quyết công việc.
Các quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, gây nhiều cách hiểu khác nhau nên việc áp dụng lúng túng, khó khăn. Quy định pháp luật thường xuyên thay đổi nên việc theo dõi thi hành pháp luật có lúc chưa kịp thời. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa thật sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị Quyết. (Các địa phương Vĩnh Linh, Đakrông, Hướng Hóa chưa bố trí phần kinh phí từ ngân sách huyện để thực hiện Nghị Quyết 10/2018/NQ-HĐND vê chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2022).
Công tác Theo dõi thi hành pháp luật có phạm vi rộng, trong khi đó thiếu công chức pháp chế chuyên trách, chưa được tập huấn kỹ năng nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật, chưa có cơ chế phối hợp giữa các ngành nên hiệu quả chưa cao. Một số Sở, ngành còn chậm trong việc tham mưu ban hành các Quyết định QPPL.
Kiến nghị và giải pháp
Từ những khó khăn vướng mắc trên, trong thời gian tới, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng xây dựng ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính khả thi, tính ổn định, tính kịp thời, hạn chế sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cần phải kịp thời, đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho địa phương triển khai thực hiện. Kịp thời sửa đổi các quy định chưa hợp lý trong Luật và các văn bản QPPL…
Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Tư pháp cần có những Chương trình, Đề án trong giai đoạn tiếp theo để hỗ trợ kinh phí từ Trung ương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở địa phương ngày càng phát huy vai trò của mình, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và hiểu biết pháp luật ngày càng cao của người dân; tổ chức các Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác theo dõi thi hành pháp luật ở địa phương đáp ứng được tình hình mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Về phía Hội đồng nhân dân tỉnh cần tăng cường thực hiện chức năng giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và và việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, đặc biệt là các Nghị quyết liên quan đến thực hiện các định mức chi và chế độ, chính sách, lĩnh vực đầu tư công, thu hút đầu tư, kinh doanh thương mại, Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về phía các địa phương cần phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, huy động tối đa các nguồn lực của địa phương, đơn vị mình để công tác thi hành Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh ngày càng có nhiều chuyển biến tốt trên nhiều mặt.
Bài và ảnh: Hải Phúc
- Gặt hái của chặng đường 10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (30/11/2022)
- Công văn 2151/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 24/11/2022 về việc cung cấp thông tin việc triển khai Luật Tiếp cận thông tin. (30/11/2022)
- Quảng Trị xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số (30/11/2022)
- Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Quảng Trị năm 2022 (30/11/2022)
- Nâng cao hiệu quả công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2022 (29/11/2022)
- Một số nội dung liên quan đến lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước (29/11/2022)
- Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 (22/11/2022)
- Kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (22/11/2022)
- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay (18/11/2022)
- Tổng kết 6 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (18/11/2022)