Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doạnh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Đẩy mạnh hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Ngày đăng: 30-06-2023
- 177 lượt xem
Bài và ảnh: Đào Thị Bình
Trưởng phòng PBGDPL và TDTHPL, Sở Tư pháp
Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hòi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân.
PBGDPL là một khâu trong tổ chức thực hiện pháp luật - được xác định là một trong những nội dung quan trọng của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước không chỉ xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn phải đảm bảo pháp luật được thực hiện thống nhất, bình đẳng, nghiêm minh và hiệu lực, hiệu quả. Vì thế, có thể khẳng định rằng, với tính chất cầu nối đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, PBGDPL hiệu quả là một trong những biện pháp để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính.
PBGDPL là hoạt động được Đảng và nhà nước quan tâm từ rất sớm, thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc từ ngay trong những Đại hội đầu tiên và tiếp tục được coi trọng, phát huy cho đến tận bây giờ. Năm 2012, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật; Tiếp sau đó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành, các Kế hoạch, chương trình, đề án PBGDPL từ trung ương đến địa phương.
Trong thời gian qua, các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh đã nhận thức và nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác PBGDPL. HĐND các cấp đã ban hành các Nghị quyết nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác PBGDPL, đồng thời thực viện việc giám sát việc thực hiện pháp luật về PBGDPL trong phạm vi địa phương mình. UBND các cấp đã ban hành chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và giai đoạn; thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác PBGDPL; chú trọng xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã chủ động PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã quan tâm tổ chức PBGDPL luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật; vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật; phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; đặc biệt đã thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định.
Từ những nhận thức và hành động ấy, hoạt động PBGDPL đã đi vào nề nếp. Các Chương trình, Kế hoạch đã được xây dựng với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với từng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị. Nhiều hoạt động PBGDPL đã được triển khai đồng bộ thu hút được nhiều người tham gia; góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hạn chế được tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiếu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật, tạo thuận lợi để đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Nội dung PBGDPL bám sát công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, với nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh việc duy trì, phát triển các hình thức PBGDPL truyền thống, đã chú trọng áp dụng nhiều hình thức, mô hình mới phù hợp với đối tượng địa bàn. Công tác PBGDPL đã thực sự trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị xã hội. 1Năm 2022 số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL là: 119, trong đó có 95 xã và 24 phường, thị trấn2.
Trong năm 2022, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về cơ bản đã được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Các văn bản triển khai thi hành văn bản QPPL của cấp trên được UBND tỉnh ban hành đảm bảo kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và được các cấp, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện. Từ ngày 01/12/2121 đến ngày 30/11/2022 HĐND, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành 73 văn bản QPPL (trong đó 29 Nghị Quyết, 44 Quyết định). Qua tự kiểm tra, chưa phát hiện văn bản trái pháp luật, văn bản có quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo cần phải xử lý theo quy định.
Tình hình tuân thủ, chấp hành Luật và văn bản QPPL ở tất cả các ngành, các lĩnh vực quản lý Nhà nước và ở các địa phương về cơ bản đã đi vào nề nếp. Các vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước ở các ngành, lĩnh vực đã được xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. 3 Trong năm, trên địa bàn tỉnh không tiếp nhận trường hợp nào yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án dân sự.
Tựu chung lại, chúng ta thấy, hoạt động PBGDPL đã bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho nhân dân, các quy định của pháp luật không còn nằm trên giấy mà đã đi vào đời sống thực tiễn, từ đó, hình thành niềm tin vào pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh những điều đã đạt được, công tác PBGDPL vẫn còn một số mặt hạn chế như (1) Một số cấp ngành vẫn chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong PBGDPL; (2)Việc xã hội hóa công tác PBGDPL rất khó khăn, cách thức huy động các nguồn lực xã hội hóa chưa linh hoạt; thiếu cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích động viên đầu tư nguồn lực cho PBGDPL; (3) Công tác kiểm tra giám sát của Hội đồng phối hợp PBDGPL đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên; (4) Nội dung phổ biến ở một số địa phương có lúc chưa được sâu rộng và chưa chú trọng vào các vấn đề xã hội quan tâm, hình thức chưa phong phú, chưa tận dụng đươc thế mạnh của công nghệ thông tin trong PBGDPL; (5) Kinh phí dành cho công tác PBGDPL tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu chung của địa phương.
Những hạn chế trong công tác PBGDPL đã phần nào ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị của địa phương. Vi phạm pháp luật vẫn đang xảy ra. Theo số liệu phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022, Công an tỉnh đã điều tra làm rõ trên 233 vụ/266 vụ về trật tự xã hội, bắt xử lý 356 đối tượng, phát hiện và bắt giữ trên 372 vụ/369 đối tượng liên quan đến tội phạm về kinh tế, tham nhũng, sử dụng công nghệ cao; phát hiện và bắt giữ trên 165 vụ/253 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; phát hiện và xử lý 369 vụ/913 đối tượng có hành vi xuất nhập cảnh trái phép; phát hiện và xử lý hành chính trên 222 vụ/23 tổ chức- 209 đối tượng vi phạm pháp luật về môi trường. Trên toàn tỉnh đã xử phạt vi phạm hành chính trên 13.243 vụ với tổng số tiền phạt thu được trên 41 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, trong năm 2022, các cấp hành chính trên địa bàn đã tiếp nhận 1.673 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, trong đó số vụ, việc thuộc thẩm quyền là 793 trường hợp (18 đơn khiếu nại, 13 đơn tố cáo, 762 đơn thư kiến nghị, phản ánh).4 Con số này thể hiện rõ ràng thực tế người dân vẫn còn một số bức xúc cần cơ quan Nhà nước giải quyết.
Để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các nhân trong công tác PBGDPL, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực cho PBGDPL. Thực tế, ngân sách tỉnh dành cho công tác PBGDPL chưa đủ đáp ứng nhu cầu, vì vậy cần có cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích động viên tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động PBGDPL.
Truyền thông phòng chống tảo hôn cho trẻ em ở miền núi tỉnh Quảng Trị.
Thứ hai, tập trung PBGDPL vào những vấn đề mới, nóng, dư luận xã hội quan tâm như pháp luật về đất đai; chính sách bồi thường khi giải phóng mặt bằng; trật tự xây dựng; lao động; chủ quyền biển đảo; hôn nhân và gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống ma túy; phòng, chống tín dụng đen; sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; sử dụng pháo trái phép; sử dụng mạng xã hội; phòng, chống dịch bệnh Covid-19; kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản; gây tiếng ồn trong khu dân cư... Điều này được thực hiện tốt có nghĩa là chúng ta đã thỏa mãn kịp thời nhu cầu tìm hiểu pháp luật của từng cá nhân, cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội khi có những vấn đề nóng cần làm rõ để cán bộ, công chức, người dân, cộng đồng biết đâu là giới hạn quyền và nghĩa vụ theo luật định. Từ đó, có ứng xử đúng pháp luật trong tình huống của mình.
Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, tùy thuộc vào đối tượng và nội dung PBGDPL để sử dụng hình thức phù hợp, nhân rộng các cách làm hay, mô hình hiệu quả. Đặc biệt cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, cụ thể như đẩy mạnh việc tuyên truyền, PBGDPL trên mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, mạng viễn thông, sóng phát thanh, truyền hình... là một hình thức phù hợp với thực tiễn và xu hướng tiếp cận thông tin trong điều kiện hiện nay. Do đó, cần có sự quan tâm, đầu tư về nhân lực, kinh phí của các cơ quan, tổ chức và nhất là sự nỗ lực, sáng tạo của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tận dụng những mặt ưu điểm, tích cực, phát huy tiềm năng của công nghệ thông tin nhằm đem pháp luật đến với mọi người dân. từ đó giúp cho cán bộ và nhân dân tiếp cận, nắm bắt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng, tự giác tuân thủ chấp hành pháp luật, đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, tăng cường hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở. Đây là những hoạt động rất thiết thực, trong khi trợ giúp pháp lý đáp ứng nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ tố tụng thì hòa giải ở cơ sở giải quyết kịp thời các mâu thuẫn nhỏ trong cộng đồng dân cư, bồi dưỡng hiểu biết pháp luật trong nhân dân. Hòa giải ở cơ sở khuyến khích tính tự quản của cộng đồng, phát huy dân chủ ở cơ sở, hạn chế khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện nghiêm túc hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân định kỳ, thường xuyên và đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật có liên quan, trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với công dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công dân, kịp thời giải thích, hướng dẫn cho công dân hiểu rõ, cũng như giải quyết thỏa đáng, đúng pháp luật các kiến nghị, yêu cầu của công dân. Bên cạnh đó, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân. Từ đó, người dân ý thức được quyền làm chủ, tin tưởng các quyền và lợi ích chính đáng của mình được pháp luật bảo vệ, tin tưởng vào người đứng đầu, vào hệ thống bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức, trên cơ sở đó, xây dựng thói quen tuân thủ pháp luật để bảo về chính bản thân mình và lợi ích của cả cộng đồng.
Nói tóm lại, PBGDPL là hoạt động trong nằm trong khâu tổ chức thực hiện pháp luật, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Hoạt động PBGDPL thực sự khẳng định là cầu nối vững chắc giữa ban hành pháp luật và thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay. Đẩy mạnh hiệu quả PBGDPL là một nhiệm vụ chính trị mà các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cần chú trọng thực hiện nhằm góp phần quan trọng vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh ta nói riêng và cả nước nói chung.
1Báo cáo số 180/BC-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL
3 Báo cáo số 39/BC-UBND ngày 15/3/2023của UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá công nhận xã, phường, thi trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022
3Báo cáo số 248/BC-UBND ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thi hành Hiến pháp, các văn bản QPPL của các cơ quan NN cấp trên và NQ của HĐND tỉnh năm 2022
4 Báo cáo số 280/BC-UBND ngày 15/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2022
- BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM (30/06/2023)
- ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (30/06/2023)
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ LUẬT THANH TRA NĂM 2022 (16/06/2023)
- BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI (15/06/2023)
- ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (15/06/2023)
- Làm tốt vai trò cầu nối đưa pháp luật đến với cộng đồng ở Đakrông (15/06/2023)
- Công văn số: 1080/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 09/6/2023 V/v hướng dẫn báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (12/06/2023)
- Phụ nữ Quảng Trị nỗ lực trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (05/06/2023)
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (25/05/2023)
- Tà Long: Truyền thông về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. (25/05/2023)