Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Kết quả một năm hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí trong lĩnh vực tố tụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Ngày đăng: 31-12-2021
- 301 lượt xem
Hoạt động TGPL của Trung tâm
Thực hiện Kế hoạch hoạt động Trợ giúp pháp lý (TGPL) của Trung tâm TGPL năm 2021 và Kế hoạch phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng năm 2021. Mặc dù trong năm do ảnh hưởng của địa dịch covid -19 nhưng hoạt động TGPL trong lĩnh vực tố tụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những kết quả đáng khích lệ.
Từ 01/01/2021 đến 31/12/2021, Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thụ lý mới và cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng cho 209 vụ việc, cho 214 lượt người được TGPL (tăng 20% so với năm 2020). Trong đó Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 209 vụ việc (chiếm 100%).
Về lĩnh vực TGPL có 176 vụ việc thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự (chiếm 84%); 33 vụ việc thuộc lĩnh vực tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình (chiếm 14%).
Về diện đối tượng được TGPL có 06 đối tượng là người có công với cách mạng; 09 đối tượng là người nghèo; 138 đối tượng là người dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; 07 đối tượng là trẻ em; 31 đối tượng là người bị buộc tội từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi; 14 đối tượng là người bị buộc tội là hộ cận nghèo; 04 đối tượng là người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Trong năm để đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên cơ sở Kế hoạch phối hợp liên ngành các ngành thành viên đã kịp thời chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng đã thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối phối hợp, duy trì hoạt động thường xuyên của Hội đồng, kịp thời tham mưu kiện toàn Tổ giúp việc cho Hội đồng. Các ngành thành viên Hội đồng chủ động nắm bắt tình hình và thường xuyên trao đổi, phản ánh với Hội đồng để kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc từ thực tiễn hoạt động, đề ra các giải pháp khắc phục.
Trong quá trình thụ lý giải quyết các vụ án các Cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 10 năm 2018, từ việc giải thích cho người tạm giữ, bị can, bị cáo và các đương sự biết về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật và quyền được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, các trường hợp thuộc diện được TGPL đã được hướng dẫn thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, cung cấp mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và kịp thời có thông báo, thông tin với Trung tâm TGPL để cử người tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng ngay khi đối tượng bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc là người bị tô giác, kiến nghị khởi tố. Quá trình tham gia của người thực hiện TGPL đã được các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian theo quy định.
Các Cơ quan tiến hành tố tụng đã tổ chức triển khai và thường xuyên kiểm tra tự đánh giá quá trình phối hợp hoạt động TGPL và báo cáo trực tiếp về Hội đồng. Qua công tác thẩm định và đánh giá chất lượng các vụ việc TGPL do Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm TGPL thực hiện đều đạt kết quả tốt, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, các quan điểm đề nghị của người thực hiện TGPL đã được Hội đồng xét xử chấp nhận các tình tiết có lợi để xem xét cho các đối tượng, đặc biệt là các vụ án hình sự. Các trợ giúp viên pháp lý đã tham gia hầu hết các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng và các vụ án dân sự. Người thực hiện trợ giúp pháp lý khi bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện đúng các quy định về tố tụng và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Sự tham gia của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các cơ quan tiến hành tố tụng góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người được TGPL. Đối với người được trợ giúp pháp lý là bị can, bị cáo thì vụ việc có người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia giúp họ giữ được tâm lý an tâm, tự tin hơn vì có chỗ dựa về mặt tinh thần và sự giúp đỡ về pháp luật.
Chất lượng bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng được TGPL của các trợ giúp viên pháp lý ngày càng được khẳng định khi mà số vụ việc hình sự được Hội đồng xét xử chấp nhận các tình tiết có lợi cho đối tượng theo đề nghị của Trợ giúp viên pháp lý ngày càng nhiều góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; góp phần giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm, tăng cường pháp chế XHCN.
Trong năm 100% Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu vụ việc được giao, trong đó có trên 100% Trợ giúp viên pháp lý đạt chỉ tiêu khá, tốt.
Kết quả này được ghi nhận thông qua tỷ lệ vụ việc thành công, hiệu quả ngày càng cao, số vụ việc hình sự được Hội đồng xét xử chấp nhận các tình tiết có lợi cho bị cáo theo đề nghị của trợ giúp viên pháp lý thể hiện sự đánh giá, ghi nhận vai trò của trợ giúp viên pháp lý của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Để đạt được kết quả nói trên một phần quan trọng là nhờ vào việc Trung tâm đã luôn chủ động, kịp thời trong tham mưu, xây dựng các kế hoạch để triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý của tỉnh; tham mưu cho Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ban hành Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2021 và Kế hoạch kiểm tra công tác phối hợp trợ giúp pháp lý, thường xuyên liên lạc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng …
Bên cạnh thành tích đạt được, hoạt động trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng năm 2021 cũng còn một số hạn chế như: số lượng vụ việc tham gia tố tụng chủ yếu thuộc lĩnh vực hình sự, các vụ việc dân sự, hành chính còn ít; kỹ năng tham gia tố tụng của một số Trợ giúp viên pháp lý còn hạn chế; quá trình tranh tụng còn thể hiện thiếu về bản lĩnh và kiến thức chuyên môn.
Để công tác trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng ngày càng thiết thực, đi vào chiều sâu trong năm 2022, Trung tâm xác định thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm là: Tăng cường vai trò của thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành, đảm bảo thực hiện 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý đặc biệt là yêu cầu TGPL ngay tại thời điểm đối tượng là Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Người bị bắt tạm giữ ... Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý song song với việc nâng cao năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý; tăng số lượng, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng.
Tin tưởng rằng với việc xác định mục tiêu cụ thể trong năm 2022 và sự nỗ lực, sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm; công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong năm 2022 sẽ đạt kết quả cao và đi vào chiều sâu, để ngày càng có nhiều người dân nghèo, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách… biết và tìm đến Trung tâm, xây dựng Trung tâm TGPL thành địa chỉ tin cậy của những đối tượng yếu thế trong xã hội mỗi khi họ có vướng mắc pháp luật cần được trợ giúp.
Bút danh: Sa Mù