Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Kinh nghiệm thu hút đầu tư của Doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị
- Ngày đăng: 02-11-2022
- 253 lượt xem
.
ThS. Nguyễn Quốc Thanh
Trường Chính trị Lê Duẩn
Hiện nay, thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội là việc làm cần thiết. Đây là một hình thức để huy động nguồn lực, động viên các nguồn vốn trong nước, ngoài nước, tiết kiệm trong dân cư vào sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) khẳng định: “Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống nhân dân, góp phầnxây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng 2045”.
Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều cố gắng trong định hướng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế thông qua việc quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư dự án sản xuất kinh doanh. Các dự án đầu tư sẽ mang lại nguồn thu ngân sách cho địa phương từ các khoản về thuế, tiền thuê đất, phí kết cấu hạ tầng, lợi nhuận...
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 652 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư lên đến 269.520,46 tỷ đồng; có 631 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 211.866,27 tỷ đồng. Trong đó: 434 dự án hiện ngoài khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) với tổng mức đầu tư là 96.694,14 tỷ đồng; 197 Dự án thực hiện trong KCN, KKT với tổng mức đầu tư là 115.172,13 tỷ đồng. Cụ thể, có 320 Dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư 46.671,15 tỷ đồng; 215 Dự án đang triển khai với tổng mức đầu tư 128.506,06 tỷ đồng; có 69 Dự án đã bị thu hồi, có quyết định chấm dứt với tổng mức đầu tư 25.002,74 tỷ đồng; có 27 Dự án đang trong quá trình xem xét chấm dứt thu hồi với tổng mức đầu tư 11.686, 32 tỷ đồng.
Toàn tỉnh có 21 Dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư đạt 2.494,44 triệu USD (tương đương 57.654,19 tỷ đồng theo tỷ giá 1 USD = 23.007 đồng của Ngân hàng nhà nước ngày 22/01/2022). Trong đó có 14 Dự án thực hiện trong KCN, KKT với tổng mức đầu tư là 2.455,49 triệu USD, có 07 Dự án thực hiện ngoài KCN, KKT với tổng mức đầu tư là 38,45 triệu USD.
Trong năm 2021, có 70 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn 72.009,68 tỷ đồng; trong đó có 13 dự án trong Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn 62.935,43 tỷ đồng; 57 dự án thực hiện ngoài KKT với tổng vốn 9.074,25 tỷ đồng. Trong đó, có một số dự án có quy mô lớn. Cụ thể:
Một số dự án trong KCN, KKT có tổng mức đầu tư lớn như: Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị có tổng vốn 2.074,033 tỷ đồng (của Liên danh Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Công ty Cổ phần đô thị Amata Biên Hòa và Sumitomo Corporation); Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú có tổng vốn 4.533,61 tỷ đồng (của Công ty Cổ phần Trung Khởi); Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị - Giai đoạn 1 có tổng vốn 53.667,77 tỷ đồng.
Một số dự án ngoài KCN, KKT có tổng mức đầu tư lớn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo như: Dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 5 có tổng vốn 1.346,088 tỷ đồng (Công ty CP điện gió Hướng Linh 5); Dự án Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 2 có tổng vốn 1.370,79 tỷ đồng (Công ty CP điện gió Hướng Hiệp – THC); Dự án Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 3 có tổng vốn 1.350,755 tỷ đồng (Công ty CP điện gió Hướng Hiệp – THC); Dự án Trang trại chăn nuôi công nghệ cao kết hợp điện mặt trời áp mái có tổng vốn đầu tư gần 843 tỷ đồng; Dự án Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao SGR có tổng vốn đầu tư 98 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất gạch Tuynel công nghệ cao Hạ Long với tổng vốn đầu tư hơn 98,42 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị thương mại Nam Đông Hà với tổng vốn 1.067,94 tỷ đồng.
Qua thu hút đầu tư đã góp phần đưa tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2021 (GSS2010) đạt khoảng 21.202 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2020; GRDP bình quân đầu người đạt 57,5 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 ước đạt 5.080 tỷ đồng, đạt 147,3% dự toán địa phương và 177,6% dự toán Trung ương.
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư tại Quảng Trị vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau. Tỉnh ta có điểm xuất phát điểm thấp, chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị mang lại nguồn tích lũy cao, có vị thế và tác động ảnh hưởng lớn đến thị trường. Quy mô sản xuất vừa và nhỏ là chủ yếu, chưa có khả năng tạo bước phát triển đột phá.
Việc hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch và chính sách phát triển còn nhiều hạn chế, chưa có tầm nhìn dài hạn. Đầu tư hệ thống sơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu công nghiệp phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư được thực hiện toàn bộ bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư có mục tiêu từ ngân sách trung ương nên còn hạn chế. Công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư hiệu quả chưa cao. Nhiều dự án đã được cấp chủ trương đầu tư nhưng triển khai thực hiện trên thực tế còn chậm so với tiến độ đã được phê duyệt; các nhà đầu tư chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tiến độ thực hiện dự án, gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong nắm bắt, giám sát hoạt động đầu tư.
Hiện nay, nhiều dự án mặc dù đã được cấp chủ trương đầu tư nhưng phải mất khá nhiều thời gian mới triển khai đầu tư trên thực địa do có quá nhiều các loại thủ tục khác nhau sau cấp phép đầu tư như thủ tục về môi trường, bổ sung kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đấu nối giao thông...Nhiều thủ tục liên quan trong quá trình cấp phép đầu tư ban hành còn chồng chéo, chưa rõ ràng (các quy định về thủ tục đấu nối và cấp phép đầu tư không quy định về trình tự thực hiện, dẫn đến việc lúng túng trong quá trình thẩm định, cấp phép dự án đầu tư; các quy định trong Luật Đất đai: Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định các đối tượng thực hiện dự án theo hình thức đấu thầu, đấu giá, nhưng không có quy định chuyển tiếp cụ thể đối với các dự án đã cấp chủ trương đầu tư trước khi Nghị định có hiệu lực, nhưng chưa thực hiện thủ tục giao đất gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án)...
Tình hình thực hiện trong KCN, KKT tỉnh việc thu hút dự án đầu tư vào KCN, KKT còn khá hạn chế, chưa tương xứng với các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và nguồn tài nguyên dồi dào của tỉnh. Chất lượng của dự án đầu tư nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăng thấp, đa số các dự án đầu tư trong KCN, KKT có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, tỷ lệ vốn thực hiện quá thấp so với vốn đăng ký.Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có công nghệ thấp, chủ yếu chỉ dừng ở mức sơ chế là chủ yếu, các sản phẩm phần lớn tiêu thụ trong thị trường nội tỉnh. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành công nghiệp còn thấp, đa phần là sử dụng lao động phổ thông. Trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế nhất là nguồn nhân lực quản lý và khoa học công nghệ, chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút nhân tài về làm việc tại Quảng Trị.
Từ thực tiễn thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian bên cạnh những kết quả đạt được và còn một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, qua đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong thu hút vốn đầu tư. Cụ thể:
Thứ nhất, lý luận cũng như thực tiễn cho thấy rằng kết cấu hạ tầng mà trước hết giao thông là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội. Với phương châm “hạ tầng đi trước một bước”, tránh tình trạng khi các KCN, KKT phát triển thì thường tự phát xuất hiện các khu dân cư tùy tiện quanh các khu vực đó làm phá vỡ cảnh quan và quy hoạch, có như vậy mới tạo ra được các tổ hợp công nghiệp - đô thị hiện đại, hợp lý và phát triển bền vững.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), quyết liệt chỉ đạo, gắn trách nhiệm trực tiếp đối với người đứng đầu các Cơ quan, ban ngành, địa phương thuộc hệ thống chính trị tại địa phương trong việc thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI. Xem đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính cam kết, thông điệp của tỉnh Quảng Trị đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ ba, tăng cường đổi mới và quảng bá xúc tiến thu hút đầu tư. Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng trực tiếp hơn, thông tin dễ đến hơn với các nhà đầu tư. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị trường của các đối tác, xu hướng vận động của các luồng vốn đầu tư để có kế hoạch tiếp cận các đối tác có hiệu quả. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư,đất đai, môi trường... bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Bên cạnh sự chủ động và tích cực triển khai thực hiện của các nhà đầu tư, các Sở/ngành được giao làm đơn vị đầu mối phải thường xuyên đốc thúc, hướng dẫn, phối hợp với nhà đầu tư để sớm giải quyết các vướng mắc về vấn đề pháp lý. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị/địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tích cực chủ động hơn nữa trong việc kiểm tra, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong việc quy chủ, kiểm đếm và đền bù GPMB; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những vướng mắc, khó khăn vượt quá thẩm quyền để có giải pháp xử lý, sớm giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án trên thực địa.
Thứ tư, minh bạch hóa các chính sách về đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được bình đẳng, thuận lợi trong tiếp cận các nguồn lực về đất đai, vốn, thông tin, khoáng sản...Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức đối thoại, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia ý kiến, giải pháp để xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
--------------
Tài liệu tham khảo:
- Đảng Bộ tỉnh Quảng Trị, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII,
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, chấm dứt, thu hồi và hoạt động của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quý IV/2021 và lũy kế năm 2021.
- Quyết định công bố danh sách Quản tài viên hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên địa bàn Quảng Trị (24/10/2022)
- Công văn 591/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 22/4/2022 về việc khai thác, sử dụng Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp (08/07/2022)
- Hoạt động giám định Tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2021 (30/03/2022)
- Quyết định số 659/QĐ-STP ngày 27/12/2021 Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản (30/03/2022)
- Công văn 1412/STP-HCTP&BTTP ngày 10/12/2021 thông báo việc cấp thẻ Đấu giá viên cho bà: Phan Thị Tuyết Hoa (30/03/2022)
- Quyết định số 3500/QĐ-UBND ngà 02/11/2021 của UBND tỉnh về việc công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp và người giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (30/03/2022)
- DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TÍNH ĐẾN NGÀY 30/4/2020 (30/03/2022)
- Triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (30/03/2022)
- Người thực hiện chứng thực không ghi nhận xét vào tờ khai lý lịch cá nhân (30/03/2022)
- Một số khó khăn vướng mắc trong hoạt động quản tài viên. (30/03/2022)