Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Tổ chức và hoạt động của tổ chức Thừa phát lại
- Ngày đăng: 23-03-2020
- 269 lượt xem
Chế định Thừa phát lại đã có từ lâu đời tại một số quốc gia trên thế giới. Tại miền Nam hoạt động, chức năng của Thừa phát lại đã được áp dụng trước 30/4/1975 nên thuật ngữ Thừa phát lại quen thuộc với nhiều công dân đã sinh sống tại đây trước 30/4/1975. Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, chế định này đã chấm dứt không còn hoạt động. Ngày nay, theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước nhằm góp phần làm cho nền hành chính tư pháp phù hợp và đáp ứng tốt hơn sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng XHCN và dân chủ hóa đời sống xã hội, thì chế định Thừa phát lại đã được khôi phục lại.
Ngày 08 tháng 01 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Nghị định này có một số nội dung đáng chú ý sau:
Công việc Thừa phát lại được làm (Điều 3): Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định và pháp luật có liên quan. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Những việc Thừa phát lại không được làm (Điều 4): Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, gì. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại (Điều 18): Theo Nghị định quy định, Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định và pháp luật có liên quan. Văn phòng Thừa phát lại do 1 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 2 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng Thừa phát lại có các quyền: Ký hợp đồng với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình; thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định; các quyền khác theo quy định và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ: Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê; niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng; thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật...
Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại (Điều 73):
Hoạt động tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án của Thừa phát lại chịu sự kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, pháp luật tố tụng, pháp luật thi hành án dân sự, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, Nghị định này có một số quy định mới so với Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP như: Quy định về tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại (Điều 8, Điều 9). Tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại (Điều 6 ). Quy định về những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại ( Điều 11). Trường hợp miễn nhiệm thừa phát lại (Điều 13). Quy định về bổ nhiệm lại Thừa phát lại (Điều 14). Quy định về đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại thẻ thừa phát lại (Điều 15)…..
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24 tháng 02 năm 2020.
Bùi Thị Hồng
Sở Tư pháp