Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
NHỮNG KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP VÀ BỔ TRỢ TƯ PHÁP NĂM 2024
- Ngày đăng: 15-01-2025
- 5 lượt xem
Trong năm 2024 vừa qua, công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp đã được triển khai thực hiện toàn diện và đạt nhiều kết quả xuất sắc. Là một trong những lĩnh vực trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến công dân và tổ chức trên địa bàn tỉnh, công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh liên tục được hoàn thiện về cơ chế pháp luật và cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết công việc, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và đạt được kết quả như sau:
1. Công tác hộ tịch
Với chức năng quản lý nhà nước về công tác Hộ tịch, Sở Tư pháp pháp đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định công bố danh mục TTHC sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp.
Sở đã ban các văn bản đề nghị ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thôi Quốc tịch Việt Nam và các văn bản cung cấp thông tin về kết quả xác minh hộ tịch. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, con nuôi cho đội ngũ làm công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thực hiện mở và bàn giao 66 tài khoản sử dụng Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp gửi Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã để phục vụ công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Đồng thời, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch cho Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân một số xã. Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tư pháp, UBND cấp xã thực hiện tốt công tác đăng ký khai sinh, đăng ký khai sinh lại cho công dân, chưa phát sinh trường hợp trẻ em không được đăng ký khai sinh do có vướng mắc, khó khăn.
Triển khai các nhiệm vụ lĩnh vực hộ tịch theo Đề án 06/CP tại địa phương: Sau khi triển khai thực hiện liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính, Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với Bộ Tư pháp, Phòng Tư pháp nhằm hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong quá trình thực hiện. Thực hiện việc cấp Tài khoản sử dụng Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch cho công chức Tư pháp - Hộ tịch, Lãnh đạo, Văn thư của UBND cấp xã để thực hiện liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính và thường xuyên cấp mới hoặc khóa tài khoản khi có đề nghị của các đơn vị. Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2250/QĐ-UBND ngày 17/9/2024 phê duyệt Quy trình nội bộ thực hiện 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Biên soạn và xuất bản tờ gấp “Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến liên thông thủ tục hành chính về về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” và tờ gấp “Hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất”.
Mặt khác, Sở Tư pháp củng đã triển khai kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tại 03 xã, thị trấn thuộc huyện Cam Lộ, gồm: xã Cam Thành, xã Cam Chính và thị trấn Cam Lộ. Qua các đợt kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại một số xã trên địa bàn tỉnh, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, sai sót. Sở đã yêu cầu UBND các xã chấn chỉnh công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn và kịp thời khắc phục, sửa chữa những sai sót.
2. Công tác quốc tịch
Để tiếp tục triển khai Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng Tư pháp, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh thực hiện ghi chú đầy đủ, kịp thời vào Sổ hộ tịch các trường hợp có sự thay đổi về quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã thực hiện đăng ký khai sinh trên địa bàn. Hướng dẫn UBND một số xã, phường các vấn đề có liên quan đến nhập quốc tịch, xác nhận quốc tịch Việt Nam.
Thực hiện Quyết định số 514/QĐ-BTP ngày 01/4/2021 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc của Bộ Tư pháp giai đoạn 2020-2030, Sở Tư pháp đã phối hợp với địa phương tiếp tục tiến hành rà soát, lập danh sách người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch, người không có giấy tờ chứng minh nhân thân đang cư trú tại địa phương gửi Bộ Tư pháp.
3. Công tác nuôi con nuôi
Sở chỉ đạo Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi; thực hiện các biện pháp cụ thể phù hợp nhằm thúc đẩy công tác nuôi con nuôi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang sống tại cộng đồng. Đôn đốc UBND cấp xã hàng tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi đối với những trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo của quy định của pháp luật. Tiếp tục thực hiện Bộ tiêu chí theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi trong nước và tổng hợp báo cáo theo định kỳ.
Tăng cường công tác phối hợp liên ngành ở địa phương trong thực hiện việc rà soát các cơ sở nuôi dưỡng, đôn đốc cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em cần tìm gia đình thay thế để thực hiện thủ tục tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo đúng quy định của pháp luật, Sở đã ban hành các văn bản về việc rà soát các cơ sở nuôi dưỡng và lập hồ sơ của trẻ em cần tìm gia đình thay thế gửi Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đề nghị phối hợp thực hiện rà soát, thống kê các cơ sở nuôi dưỡng và số lượng trẻ em đang được nuôi dưỡng trong các cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn tỉnh; đôn đốc cơ sở nuôi dưỡng đánh giá trẻ em cần được nhận làm con nuôi, lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế theo quy định của pháp luật về con nuôi để báo cáo Cục Con nuôi, UBND tỉnh.
Bên cạnh thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký nuôi con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã thường xuyên thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật nuôi con nuôi để hạn chế tình trạng nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền qua nhiều hình thức như: Tuyên truyền nội dung Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành thường xuyên trên Trang thông tin điện tử của Sở; tổ chức lồng ghép các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi trong các buổi tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về pháp luật nuôi con nuôi.
Trong năm 2024, trên toàn tỉnh đã thực hiện đăng ký 10 trường hợp nuôi con nuôi trong nước; 01 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Lễ giao nhận con nuôi
4. Công tác lý lịch tư pháp
Xác định nhiệm vụ xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật, tăng cường quản lý kinh tế - xã hội của địa phương, Sở đã thường xuyên chú trọng xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nhằm phục vụ cho công tác tra cứu, xác minh để cấp phiếu lý lịch tư pháp cho các trường hợp đương nhiên xóa án tích. Từ đầu năm 2024 đến nay, Sở đã tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, xử lý 6.368 thông tin lý lịch tư pháp, đã lập, cập nhật, bổ sung 3.173 thông tin, cung cấp 1.273 thông tin lý lịch tư pháp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp các tỉnh.
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp PLLTP tại - TTHCC tỉnh Quảng Trị
Trong năm 2024, đã tiếp nhận 9.710 yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tiến hành cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho 9.650 trường hợp (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023) trong đó, Phiếu lý lịch tư pháp cấp đúng hạn 9.580 trường hợp, chiếm 99% tổng số Phiếu lý lịch tư pháp đã cấp. Mặc dù số lượng hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tăng so với các năm trước nhưng Sở đã đưa ra nhiều phương án để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bưu điện tỉnh tăng cường tuyên truyền để ngày càng có nhiều người dân biết đến các phương thức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, đã hướng dẫn người dân nhiều phương thức nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như: Trực tiếp; bưu chính, trực tuyến; đăng ký nộp hồ sơ lý lịch tư pháp trực tuyến kết hợp với nhận và trả kết quả qua bưu điện; Trả kết quả qua hình thức: Trực tiếp, bưu chính. Đã tiếp nhận 1.544 trường hợp qua dịch vụ công ích, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích: 7.341 trường hợp. Hồ sơ tiếp nhận trực tuyến: 1.020 trường hợp.
Ngoài ra, từ ngày 25/11/2024, Sở đã chính thức triển khai việc giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID. Qua đó, không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần quan trọng trong công tác cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ số hiện nay.
5. Công tác đấu giá tài sản
Nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh, cùng với việc thực hiện có hiệu quả Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, Sở đã tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền các quy định về đấu giá tài sản trên Trang thông tin điện tử của Sở. Thường xuyên cung cấp kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác đấu giá tài sản của Bộ Tư pháp cho các tổ chức hành nghề đấu giá tài sản. Kịp thời tiếp nhận và thông báo cho cá nhân và các tổ chức đấu giá tài sản trong việc tập sự hành nghề đấu giá, đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và cấp Thẻ đấu giá viên.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 06/12/2024 về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Trong năm 2024, đã tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đấu giá: 01 hồ sơ (Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản).
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 05 tổ chức đấu giá, với 10 đấu giá viên đang hoạt động hành nghề. Tính đến 31/10/2024, các tổ chức hành nghề đấu giá đã thực hiện 729 cuộc bán đấu giá tài sản, trong đó có 473 cuộc đấu giá thành. Giá khởi điểm là gần 628 tỷ đồng, giá trị bán được là gần 728 tỷ đồng.
6. Công tác giao dịch bảo đảm
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm, Sở đã ban hành Kế hoạch và tổ chức 03 đợt kiểm tra việc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm tại 03 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn thành phố Đông Hà, huyện Đakrông, huyện Hướng Hóa. Qua kiểm tra, đã yêu cầu các đơn vị khắc phục những thiếu sót mà Đoàn kiểm tra đã chỉ ra, đồng thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị được kiểm tra để đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ.
Theo số liệu thống kê, trong năm các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm đã thực hiện 21.791 trường hợp, trong đó, đăng ký biện pháp bảo đảm 11.921 trường hợp, đăng ký thay đổi 90 trường hợp, xóa đăng ký 9.775 phiếu, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm 72 trường hợp.
Kiểm tra việc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm
Để có được kết quả trên, Sở đã thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là: Thường xuyên hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã để giải quyết các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực hộ tịch. Tổ chức các lớp tập huấn, triển khai kiến thức pháp luật chuyên môn, nghiệp vụ mới về hộ tịch và hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức phụ trách công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần trang bị kiến thức về công tác hộ tịch, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho công chức tư pháp - hộ tịch; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh, qua đó kịp thời chấn chỉnh sai sót trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Hai là: Đẩy mạnh phối hợp với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong cung cấp, tra cứu, xác minh, rà soát thông tin lý lịch tư pháp được chặt chẽ, thường xuyên, bảo đảm thông tin lý lịch tư pháp được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng quy định của Luật. Qua đó, góp phần vào việc xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp quốc gia cũng như đẩy nhanh tiến độ cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, hạn chế tỷ lệ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trễ hẹn thấp nhất so với các năm trước đó.
Ba là: Kịp thời tham mưu lãnh đạo Sở ban hành văn bản chỉ đạo các tổ chức đấu giá tài sản thực hiện Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cũng như thường xuyên cung cấp kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác đấu giá tài sản của Bộ Tư pháp cho các tổ chức hành nghề đấu giá tài sản.
Nhằm phát huy những kết quả đạt được của công tác này, trong thời gian tới, Sở Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung trong công tác hộ tịch và lý lịch tư pháp để vai trò của công tác tư pháp nói chung và công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp nói riêng trong đời sống chính trị ngày càng được khẳng định./.
Hoàng Trang
Phòng HCTP&BTTP
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị (16/12/2024)
- Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả trên các phần mềm đối với hồ sơ liên thông 02 nhóm TTHC theo Nghị định 63/2024/NĐ-CP (17/10/2024)
- HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN LIÊN THÔNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐĂNG KÝ KHAI TỬ, XÓA ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ, GIẢI QUYẾT MAI TÁNG PHÍ, TỬ TUẤT (08/10/2024)
- NỘP HỒ SƠ TRỰC TUYẾN LIÊN THÔNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ, CẤP THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI (08/10/2024)
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp theo Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (27/08/2024)
- TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ VỀ CÔNG TÁC HỘ TỊCH; LIÊN THÔNG 02 THÓM TTHC (26/08/2024)
- Thông tư số: 04 /2024/TT-BTP ngày 06/6/2024 của Bộ Tư pháp Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch và Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (21/06/2024)
- Kế hoạch giải quyết khó khăn, vướng mắc về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài cho người dân đang cư trú tại các xã, thị trấn vùng biên giới (12/04/2024)
- Quyết định số 19/QĐ-STP ngày 29/02/2024 về việc thu hồi và huỷ bỏ Phiếu Lý lịch tư pháp (14/03/2024)
- Khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị trong việc thực hiện Thông tư 244/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (29/02/2024)