Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Thực trạng tình hình dân di cư tự do và kết hôn không giá thú trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
- Ngày đăng: 06-06-2023
- 341 lượt xem
Thực trạng tình hình dân di cư tự do và
kết hôn không giá thú trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
Hướng Hóa là một huyện miền núi biên giới về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar và Miền Trung Việt Nam. Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 1150,86 km2, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Pa Kô, Vân Kiều và người Kinh. Với vị trí địa lý và khí hậu đặc trưng vốn có, Hướng Hóa được xem là mảnh đất nằm ở vị trí chiến lược trong chiến tranh và ngay cả khi thời bình. Đặc biệt hiện nay, thế mạnh kinh tế của huyện là sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch và năng lượng điện gió. Hướng Hóa đã và đang từng bước vươn lên trở thành điểm đến đầy triển vọng để đầu tư và phát triển.
Riêng về vấn đề dân di cư tự do và kết hôn không giá thú, thực hiện theo Biên bản thỏa thuận giữa 02 Chính phủ nước Việt Nam - Lào ký kết; Hiện nay còn số lượng dân di cư tự do, kết hôn không giá thú phát sinh sau ngày 08/7/2013 trên toàn huyện chưa được nhập quốc tịch vẫn còn tồn tại. Vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú là vấn đề có tính lịch sử; Thực trạng này tồn tại nhiều năm qua chưa được giải quyết dứt điểm gây khó khăn trong việc quản lý về hộ tịch, cư trú cũng như đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp của công dân. Hầu hết các hộ dân di cư tự do, kết hôn không giá thú hiện sinh sống tại các xã dọc biên giới Việt Nam - Lào đều không có các loại giấy tờ tùy thân khác, việc học tập của con em gặp nhiều khó khăn do thiếu các giấy tờ cần thiết. Vì vậy, các gia đình mong muốn được nhập quốc tịch Việt Nam và đăng ký hộ tịch, hộ khẩu nhằm ổn định cuộc sống lâu dài.
Đôi bờ sông Sê Pôn - nơi Người dân các bản thuộc hai nước Việt-Lào thường qua lại -Ảnh: Sĩ Hải
Với công tác này đã được Lãnh đạo UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan thực hiện. Sau khi hoàn thành việc nhập quốc tịch Việt Nam cho các trường hợp dân di cư tự do và kết hôn không giá thú tại các xã, thị trấn vùng biên giới theo Thỏa thuận giữa 02 Chính phủ nước Việt Nam - Lào, UBND huyện Hướng Hoá đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ về Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Quốc tịch, Luật Cư trú, Luật Biên giới quốc gia... Chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện phối hợp với Công an huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện giải quyết việc đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, rà soát tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đối với những công dân đã hoàn thành thủ tục nhập quốc tịch như cấp các loại giấy tờ về nhân thân, cấp Thẻ bảo hiểm y tế…và các chế độ chính sách khác cho người dân. Trong các năm 2019- 2020, UBND huyện phối hợp Sở Tư pháp hoàn thành việc trao quyết định nhập quốc tịch cho các trường hợp di cư tự do và kết hôn không giá thú; chỉ đạo Công an huyện, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn biên giới thực hiện việc đăng ký hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân, đăng ký hộ tịch như khai sinh, đăng ký kết hôn, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, giao quyền sử dụng đất và các chế độ chính sách khác kịp thời cho công dân nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống định cư lâu dài.
Kết quả thực hiện: công dân đã có Quyết định nhập quốc tịch là: 656 trường hợp. Hiện nay, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện hoàn thành việc rà soát việc cấp các giấy tờ hộ tịch như: Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn, Công an huyện thực hiện việc cấp Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước, các cơ quan liên quan tham mưu thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước cho các trường hợp này.
Một góc Khe Sanh-Nguồn Internet
Theo báo cáo của UBND huyện tại thời điểm tháng 5/2023 về tình hình dân di cư tự do và kết hôn không giá thú chưa nhập quốc tịch trên địa bàn huyện chủ yếu ở tại các xã, thị trấn không thuộc vùng biên giới như: Hướng Lộc, Hướng Sơn, Hướng Linh, Húc, Tân Liên, Tân Hợp... Kết quả thống kê số liệu di cư tự do, kết hôn không giá thú chưa nhập quốc tịch (công dân Lào qua Việt Nam) trên toàn huyện có 327 trường hợp; Số con của người dân di cư và kết hôn không giá thú có 427 trường hợp. Sở dĩ vẫn còn tồn tại các trường hợp này là do thời điểm hiện nay Thỏa thuận của Việt nam -Lào về vấn đề Quốc tịch đã chấm dứt nên việc nhập quốc tịch phải thực hiện theo thủ tục thông thường quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam.
Để giải quyết các trường hợp di cư tự do sau ngày 8/7/2013, trong thời gian tới, chính quyền địa phương cần tiếp tục tuyên truyền các quy định về nhập quốc tịch, đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài nhằm vận động giáo dục nhân dân vùng biên giới hạn chế tối đa tình trạng tái diễn và phát sinh mới về người di cư tự do, kết hôn không giá thú. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần đề nghị phía Lào tích cực hơn nữa trong việc giải quyết cho nhập quốc tịch Lào đối với người Việt Nam di cư tự do hiện đang cư trú ổn định tại Lào; Các bên Việt Nam và Lào cần cần tiếp tục xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, hỗ trợ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội dung của Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào…
Với sự quyết tâm của huyện Hướng Hoá và của các ngành, các cấp hy vọng Trong thời gian tới tình hình thực hiện giải quyết các vấn đề về nhập quốc tịch, dân di cư tự do và kết hôn không giá thú trên địa bàn huyện sẽ sớm được giải quyết, đáp ứng sự mong mỏi của người dân./.
Hải Nguyễn - Thanh tra
- Dự thảo Nghị định Quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp (23/05/2023)
- Dự thảo Nghị định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp (23/05/2023)
- Thông báo số 633/TB-STP ngày 04/4/2023 về việc ghi tên người tập sự vào danh sách người tập sự hành nghề đấu giá (05/04/2023)
- Công văn số 490/TP-HCTP&BTTP ngày 15/3/2023 V/v phối hợp chỉ đạo kiểm tra, phê duyệt dữ liệu số hóa Sổ hộ tịch (15/03/2023)
- Công văn số 2196/STP-HCTP&BTTP ngày 01/12/2022 V/v đề nghị báo cáo công tác hợp tác về pháp luật năm 2022. (02/12/2022)
- Nâng cao hiệu quả công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2022 (29/11/2022)
- Tổng kết 6 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (18/11/2022)
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc đăng ký, quản lý hộ tịch (17/11/2022)
- Công văn số 1920/STP-HCTP&BTTP ngày 26/10/2022 về việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi trong nước (27/10/2022)
- Hội nghị tập huấn triển khai kiến thức pháp luật chuyên môn, nghiệp vụ mới về hộ tịch và hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (14/09/2022)