Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Thực tiễn 10 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Ngày đăng: 29-04-2021
- 193 lượt xem
Luật Nuôi con nuôi đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2011. Luật Nuôi con nuôi ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hệ thống luật pháp về nuôi con nuôi của Việt Nam.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nuôi con nuôi, công tác nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh tỉnh Quảng Trị đã đạt một số kết quả cụ thể như sau:
Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm thực hiện. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2682/KH-UBND ngày 27/6/2018 triển khai Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết nuôi con nuôi trong tình hình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Kế hoạch số 2830/KH-UBND ngày 25/6/2019 triển khai thực hiện Nghị định 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Đồng thời, nhằm triển khai Luật Nuôi con nuôi thống nhất, đồng bộ và phát huy vai trò phối hợp giữ các cơ quan đơn vị trong công tác nuôi con nuôi, ngày 27/11/2020 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 3385/QĐ-UBND Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng và phong phú như tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, qua bản tin, tờ gấp, tờ rơi… Thông qua đó đã giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nhận thức vai trò, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi, tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thay thế phù hợp.
Ngoài ra, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở lao động, Thương binh và xã hội hướng dẫn, chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm Điều dưỡng NCC và BTXH tỉnh triển khai rà soát, đăng ký nuôi con nuôi; Chỉ đạo Sở Tư pháp kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký nuôi con nuôi, tổ chức tuyên truyền và tập huấn cho các công chức Tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã; kiểm tra trực tiếp công tác nuôi con nuôi tại các Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã. Vì vậy, việc cho, nhận con nuôi đã từng bước đi vào nề nếp, kịp thời phát hiện những sai sót và nắm bắt được những khó khăn bất cập khi thực hiện công tác nuôi con nuôi.
Từ ngày 01/01/2011 đến 30/12/2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã giải quyết 02 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và 128 trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước (trong đó: huyện Gio Linh: 14 trường hợp; huyện Hướng Hóa: 13 trường hợp; thị xã Quảng Trị: 09 trường hợp; huyện Hải Lăng: 10 trường hợp; huyện Cam Lộ: 16 trường hợp; huyện Vĩnh Linh: 14 trường hợp; huyện Đakrông: 05 trường hợp; huyện Triệu Phong: 26 trường hợp; thành phố Đông Hà: 21 trường hợp).
Nhìn chung, trong những năm qua, công tác nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật về con nuôi và pháp luật liên quan, đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em được sống, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trong môi trường gia đình. Các thủ tục hành chính liên quan đến nuôi con nuôi thường xuyên được rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và niêm yết công bố công khai để người dân thuận tiện tìm hiểu, thực hiện thủ tục. Các trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng thẩm quyền và trình tự. Công tác giải quyết nuôi con nuôi được thực hiện đúng tinh thần nhân đạo, tự nguyện, đảm bảo trẻ em được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc và chăm sóc trong môi trường gia đình.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp một số những khó khăn, vướng mắc như:
Thứ nhất, về điều kiện đối với người nhận con nuôi, tại điểm c, khoản 1, Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định người nhận con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.. Tuy nhiên, trên thực tế, lại không có căn cứ xác định chuẩn chung toàn quốc thế nào là có điều kiện về kinh tế.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định về khoảng cách độ tuổi và điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở theo quy định tại điểm b và c tại khoản 1 Điều này. Tuy nhiên, luật lại không quy định rõ vợ hoặc chồng của cô, dì, chú bác ruột có được áp dụng quy định này không.
Thứ hai, về các quy định tìm gia đình thay thế cho trẻ em, tại điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi quy định trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em, trường hợp trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích không có khả năng nuôi dưỡng thì báo với Ủy ban nhân dân cấp xã để tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Nhưng khi thực hiện lạikhông có cơ sở để xác định thế nào là không có khả năng nuôi dưỡng.
Trên thực tế, việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là trẻ mắc bệnh hiểm nghèo ở trong nước rất khó khăn. Đối với các trường hợp có nhu cầu nhận con nuôi trong nước đều mong muốn nhận nuôi những trẻ em khỏe mạnh và lựa chọn giới tính, e ngại và không muốn nhận nuôi trẻ ốm đau, bệnh tật. Ngoài ra, công tác theo dõi tình hình phát triển của con nuôi chưa được các cha mẹ nuôi thực hiện nghiêm túc, có một số trường hợp cha, mẹ nuôi sau khi nhận con nuôi không thực hiện thông báo cho UBND cấp xã nơi họ thường trú.
Thứ ba, tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi quy định hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi phải có Phiếu lý lịch tư pháp và Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp. Đây là quy định gây khó khăn và tốn kém cho người nhận con nuôi vì trong quá trình làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì đã có sự phối hợp giữa Công chức Tư pháp – Hộ tịch và Công an xã để xác định nhân thân của bên nhận con nuôi. Hơn nữa việc nhận con nuôi là một việc làm nhân đạo, vì vậy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực này quy định càng đơn giản thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu nhận nuôi con nuôi;
Thứ tư, theo quy định của Luật thì việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc của người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi. Nhưng thực tế lại phát sinh rất nhiều trường hợp cho nhận con nuôi rất tùy tiện, như: sau khi sinh con, cha mẹ đẻ cho con làm con nuôi có thể là trao tay, giấy viết tay, giấy chứng sinh… mà không để lại địa chỉ, thậm chí để lại địa chỉ nhưng lại là địa chỉ giả. Khi tiến hành thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, UBND cấp xã không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ để lấy ý kiến đồng ý theo quy định của pháp luật;
Thứ năm, nhiều trường hợp nhận và nuôi dưỡng trẻ em như con nuôi, nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, do đó, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cháu.
Nhằm tiếp tục phát huy kết quả đạt được và kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập, trong thời gian tớiđề nghị các cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua đó phát hiện ra những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong công tác nuôi con nuôi của các địa phương để hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời; đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về kỹ năng giải quyết hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi.
Hoàng Thị Trang – Phó Trưởng phòng HCTP
- Công văn số 421/STP-HCTP ngày 31/3/2021 hướng dẫn thực hiện các Công văn của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (30/03/2022)
- Công văn 262/STP-HCTP ngày 24/02/2021 v/v rà soát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp giao dịch bảo đảm và sơ kết thực tiễn thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP (30/03/2022)
- Công văn số 1194 ngày 30/12/2020 về việc lưu trữ sổ hộ tịch (30/03/2022)
- Dự thảo Quy chế phối hợp liên ngành về nuôi con nuôi (30/03/2022)
- Công văn của Sở Tư pháp về lưu trữ Sổ hộ tịch trước năm 1975 (30/03/2022)
- Thông báo của Sở Tư pháp Sóc Trăng và Bình Thuận về dữ liệu hộ tịch trước năm 1975 (30/03/2022)
- Hội nghị Ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, tiếp nhận và rà soát thông tin lý lịch tư pháp (30/03/2022)
- Sở Tư pháp Quảng Trị: Tổ chức tập huấn: “ Cơ sở dữ liệu Hộ tịch điện tử và hệ thống thông tin đăng ký và quản lý Hộ tịch ”. (30/03/2022)
- Quy định mới về hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch (30/03/2022)
- Quy định mới về hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch (30/03/2022)