Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Ngày đăng: 17-10-2023
- 134 lượt xem
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Luật TNBTCNN) là đạo luật có ý nghĩa quan trọng, quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra cho cá nhân, tổ chức. Luật TNBTCNN tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi bị người thi hành công vụ gây thiệt hại đồng thời là cơ sở để xử lí nghiêm minh, kịp thời những vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ công chức nhà nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, người yêu cầu bồi thường thực hiện quyền yêu cầu bồi thường đối với chủ thể đặc biệt là Nhà nước thông qua cơ quan giải quyết bồi thường bằng việc thực hiện các trình tự, thủ tục do chính chủ thể đặc biệt (Nhà nước) quy định. Hệ quả của mối quan hệ đặc biệt này có thể phát sinh tâm lý e dè, ngại va chạm hoặc chưa thực sự tin tưởng vào sự công khai, minh bạch của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc của họ. Vì vậy, xác định bồi thường của nhà nước là một trong những chủ trương, chính sách tiến bộ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, giải quyết yêu cầu về quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị thường xuyên quan tâm đến việc triển khai thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, việc triển khai thực hiện công tác bồi thường luôn được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện ở địa phương; Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản thi hành cần được thực hiện thường xuyên, sâu rộng bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.. Chỉ đạo kịp thời giải quyết yêu cầu bồi thường cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ, góp phần giảm thiểu các trường hợp khiếu nại kéo dài, vượt cấp; nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức cho cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Qua đó góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác công tác bồi thường và triển khai đồng bộ các hoạt đông bồi thường nhà nước tại địa phương, khắc phục những hạn chế, bất cập về công tác quản lý, củng như quá trình giải quyết bồi thương nhà nước. Trong 05 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017, tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, như hàng năm bàn hành Kế hoạch triển khai hoạt động công tác bồi thương nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. (Kế hoạch số 965/KH-UBND ngày 21/03/2018; Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 22/01/2019; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 07/01/2020; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 05/2/2021; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 26/01/2022; Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 09/02/2023); Ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 21/04/2023 Quyết định về việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị). Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện đã xây dựng Kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước hàng năm tại cơ quan, đơn vị.
Trong 05 năm thi hành Luật trách nhiệm bồi thương của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 trên địa bàn, tỉnh Quảng Trị đã đặt được một số kết quả, cụ thể như sau:
Tình hình yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường: Qua thống kê, tổng hợp báo cáo của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã. Trong 05 năm, từ năm 2018-2023, trên địa bàn tỉnh chưa tiếp nhận trường hợp nào yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án dân sự. Kỳ trước chuyển qua: Trong lĩnh vực tố tụng có 2 vụ với 03 trường hợp.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước: Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp các ngành tiếp tục phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN; Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN và Thông tư 04/2018/TT-BTP ngày 15/7/2018 của Bộ Tư pháp banh hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước; Thông tư 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước, đến đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, là cán bộ trực tiếp làm công tác bồi thường nhà nước. Theo đó các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực chủ động, xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phổ biến những nội dung cơ bản của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành vào Kế hoạch hàng năm của đơn vị mình. Qua đó công tác tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên liên tục, thông qua các buổi sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, cũng như qua các buổi hội nghị tập huấn…Ngoài ra, công tác tuyên truyền còn được thực hiện dưới nhiều hình thức như tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của tỉnh, tờ gấp…
Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật TNBTCNN đã giúp cán bộ công chức, viên chức nhận thức vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời, việc nắm bắt các quy định của Luật đã giúp cán bộ, công chức, viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ túc góp phần tránh sai sót gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
Công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho công chức thực hiện công tác giải quyết bồi thường: Hàng năm, thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã lồng ghép tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ Bồi thường Nhà nước cho các đại biểu là Lãnh đạo UBND huyện, Thị xã, Thành phố; Lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện, Thị xã, Thành phố; Công chức làm công tác bồi thường tại các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh và Chủ tịch ÙBND xã, Phường, Thị trấn. Thông qua hội nghị tập huấn đã trang bị nhiều nội dung, kiến thức liên quan đến công tác bồi thường nhà nước; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Trong 05 năm từ 2017 đến 2023, Sở đã lồng ghép thực hiện 06 lớp tập huấn và cử công chức Sở tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước do Cục Bồi thường nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức.
Ngoài ra, các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS trên địa bàn, theo Kế hoạch của ngành, cơ quan, đơn vị mình đã chủ động tổ chức nhiều Hội nghị quán triệt, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công chứng, viên chức về Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công tác phổi hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước: Thực hiện văn bản chỉ đạo của Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư pháp và để đảm bảo sự kết nối trong thực hiện công tác bồi thường nhà nước. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp lập danh sách công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bồi thường nhà nước được thực hiện thường xuyên. Hàng năm, Sở Tư pháp tham mưu ban hành Kế hoạch kiểm tra và tổ chức các đợt kiểm tra về công tác bồi thường nhà nước để kịp thời phát hiện và xử lý và hướng dẫn nghiệp vụ bồi thường cho các đơn vị. Về cơ bản, công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại và tố cáo trong hoạt động công chứng được thực hiện khách quan, đúng thẩm quyền.
Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường: Thời gian qua được sự quan tâm của Lãnh đạo các cấp, các ngành công tác bồi thường nhà nước nói chung và công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện công tác quản lý Nhà nước nói riêng ngày càng được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, do điều kiện biên chế còn khó khăn nên việc phân công công chức còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hầu hết công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước từ cấp xã đến cấp tỉnh là kiêm nhiệm, chưa bố trí được công chức chuyên trách. Ngay Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác bồi thường cũng chỉ bố trí 01 công chức kiêm nhiệm việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
Một số thuận lợi, khó khắn, kiến nghị đề xuất trong 05 năm triển khai thi hành luật TNBTCNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Công tác bồi thường nhà nước luôn được các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Thông qua việc triển khai thực hiện, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã giúp cho công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị nâng cao ý thức học tập, rèn luyện bổ sung kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện đúng những quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại gây ra cho các tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ. Nhìn chung, kết quả công tác tổ chức triển khai thi hành Luật TNBTCNN trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả nhất định.
Bên cạnh thuận lợi việc triển khai thi hành luật TNBTCNN trên địa bàn tỉnh cũng gặp những khó khăn vướng mắc nhất định:
Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước là lĩnh vực mới, phức tạp, phạm vi rộng…Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng, đa số là kiêm nhiệm, nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương vẫn gặp những khó khăn nhất định. Hiện nay, tại tỉnh công tác bồi thương nhà nước được giao cho một công chức của Thanh Tra sở kiêm nhiệm thực hiện, Tại cấp huyện giao cho một công chức của phòng Tư pháp, cấp xã giao cho công chức Tư pháp – hộ tịch thực hiện.
Công tác phổ biến, giáo dục Luật TNBTCNN vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Công tác này chủ yếu được thực hiện đối với đối tượng là công chức, viên chức mà ít triển khai đến người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, nhận thức pháp luật của người dân còn chưa đầy đủ, thậm chí nhiều người dân còn chưa biết đến có Luật TNBTCNN. Kinh phí dành cho phổ biến pháp luật là rất ít, các Báo cáo viên pháp luật cũng không phải là những người có trình độ chuyên môn sâu về pháp luật bồi thường nhà nước, nên hiệu quả phổ biến, giáo dục chưa cao. Hiện nay, chỉ 02 công chức của Sở Tư pháp được tham gia tập huấn giảng viên nguồn về “Kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước” do EU JULE, Cục Bồi thường nhà nước và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức.
Công tác phối hợp và ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong giải quyết bồi thường còn chưa cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, công chức làm công tác bồi thường còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Theo Luật TNBTCNN cơ quan giải quyết bồi thường được quy đinh tại Chương IV của Luật và được quy định theo mô hình phân tán, quy định như trên dẫn đến thiếu khách quan trong giải quyết bồi thường, người bị thiệt hại gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Công tác giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính ở Quảng Trị rất ít vụ việc (01 vụ, áp dụng Luật TNBTCNN 2009). Nên nhìn chung, mới chỉ dừng lại ở công tác tuyền truyền, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật, chưa qua kinh nghiệm thực tiễn.
Một số vụ việc bồi thường trong hoạt động tố tụng, mặc dù các cơ quan, tổ chức đã thiện chí, chủ động giải quyết nhưng lại gặp phải sự thiếu hợp tác của người bị thiệt hại, dẫn đến việc giải quyết bồi thường vẫn chưa dứt điểm (Hiện nay có 2 vụ việc đã cấp kinh phí chi trả nhưng chỉ chi trả được 01 vụ còn 02 người bị thiệt hại vẫn chưa chấp nhận nhận tiền bồi thường)
Những khó khắn, hạn chế, vướng mắc trên là do một số nguyên nhân của:
Pháp luật về TNBTCNN là một lĩnh vực mới, phức tạp, đòi hỏi tính liên ngành cao, nhưng trách nhiệm về công tác phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương chưa được thực hiện hiệu quả. Nên khi người bị thiệt hại mặc dù đã đáp ứng các điều kiện về căn cứ xác định TNBTCNN nhưng không được giải quyết quyết triệt để, trong khi người dân, tổ chức còn tồn tại tâm lý e dè, ngại va chạm với cơ quan nhà nước nên nhiều trường hợp mặc dù bị thiệt hại nhưng họ không yêu cầu hoặc hạn chế yêu cầu bồi thường.
Việc Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chi đưa ra quy định mang tính khái quát về hình thức văn bản mà không đưa ra giải thích cụ thể về mặt nội dung thế nào là văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ dẫn đến tình trạng hiểu chưa đúng, hiểu không thống nhất tại các cơ quan có trách nhiệm bồi thường, từ đó áp dụng không thống nhất trên thực tiễn.
Do nhận thức pháp luật của người dân về trách nhiệm bồi thường của nhà nước còn chưa đầy đủ, nhiều người dân còn chưa biết đến Luật TNBTCNN. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người dân mặc dù thuộc trường hợp được bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN nhưng do không biết đến Luật nên họ không thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình và đến khi biết đến luật để thực hiện quyền yêu cầu thì đã hết thời hiệu yêu cầu bồi thường hoặc tình trạng người dân “ngại” yêu cầu chính cơ quan có cán bộ, công chức sai phạm bồi thường thiệt hại cho mình.
Các vụ việc yêu cầu bồi thường, nhất là yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự thường liên quan đến nhiều cơ quan tố tụng, vụ việc xảy ra đã lâu nên tài liệu, hồ sơ về vụ việc không được đầy đủ. Bên cạnh đó, vẫn còn cách hiểu về các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại của nhà nước chưa chặt chẽ, chưa thống nhất nên gây ra nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường.
Việc bố trí kinh phí phục vụ thực hiện công tác bồi thường nhà nước còn hạn chế, chưa bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Công tác hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ công tác bồi thường của nhà nước tại địa phương vẫn còn lúng túng
Theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Luật TNBTCNN thì người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Tuy nhiên, quy định trên chưa giải thích được cụ thể trường hợp nào được cho là người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.
Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 33 Luật Luật TNBTCNN.
“ …3. Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.”
“4. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.”
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật cán bộ công chức thì
“ 2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.” không quy định cơ quan trực tiếp quản lý.
Theo quy định tại tại Khoản 2, Điều 61 của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước việc lập dự toán kinh phí cho công tác bồi thường Nhà nước thì đối với các địa phương chưa có vụ việc bồi thường rất khó lập dự toán kinh phí.
Việc quy định về thương lượng việc bồi thường được quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN có quy định “Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này”. Việc quy định như vậy là quá cứng nhắc và chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết việc bồi thường, vì thương lượng là một quan hệ dân sự nên nếu trường hợp hai bên thỏa thuận thêm thời gian thương lượng thì thực hiện theo sự thỏa thuận đó, không nhất thiết là đối đa 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
Để thực hiện tốt công tác TNBTCNN trong thời gian tới cần tập trung một số giải pháp sau:
Bộ Tư pháp về lâu dài cần nghiên cứu mô hình cơ quan tập trung giải quyết yêu cầu bồi thường theo hướng xây dựng một cơ quan đại diện cho nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. Một cơ quan thống nhất chuyên thực hiện chức năng đại diện cho Nhà nước thực hiện việc bồi thường thiệt hại, đảm bảo về trình độ chuyên môn cao của các cán bộ, công chức thực hiện công tác này sẽ đảm bảo cho các yêu cầu bồi thường được giải quyết kịp thời, tránh việc chậm trễ về mặt thười gian giải quyết bồi thường và áp dụng sai các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán kinh phí cho công tác bồi thường Nhà nước. Theo quy định tại tại Khoản 2, Điều 61 của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước... “Hằng năm, căn cứ thực tế số tiền bồi thường, chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại đã cấp phát của năm trước, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước”. Tuy nhiên, đối với những tỉnh chưa có vụ việc như Quảng Trị rất khó xây dựng dự toán.
Bộ Tư pháp thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu quản lý công tác bồi thường nhà nước, giải quyết bồi thường và kỹ năng, nghiệp vụ về hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án cho đội ngũ ngũ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ công tác bồi thường nhà nước.
Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ quan tâm đến vấn đề tăng thêm chỉ tiêu biên chế để địa phương có cơ sở bố trí công chức chuyên trách làm nhiệm vụ này tham mưu cho UBND cùng cấp được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Nguyễn Đức Linh
Phó Chánh Thanh tra – Sở Tư pháp
- Tờ trình 1217/TTr-STP ngày 07/7/2023 V/v phối hợp xây dựng Báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN và kết quả thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 về công tác bồi thường nhà nước năm 2023 (07/07/2023)
- Công văn 1849/STP-TTr ngày 14/10/2022 về việc phối hợp xây dựng báo cáo Chính phủ về công tác bồi thường nhà nước năm 2022 (18/10/2022)
- Công văn phối hợp về việc xây dựng báo cáo thực hiện Nghị quyết 134/2020/QH14 của QuốcHội Khoá XIV về công tác bồi thường nhà nước năm 2022 (14/09/2022)
- KẾT QUẢ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (29/03/2022)
- Tỉnh Quảng Trị: Tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước, năm 2021 (30/03/2022)
- Công văn 1238/STP-TTR ngày 20/10/2021 về Phối hợp xây dựng báo cáo Chính phủ về công tác bồi thường nhà nước năm 2021 (30/03/2022)
- Triển khai công tác bồi thường Nhà nước năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (29/03/2022)
- Công văn 992/STP-TTr ngày 03/11/2020 về việc phối hợp xây dựng báo cáo Chính phủ về công tác bồi thường nhà nước năm 2020 (30/03/2022)
- Triển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (30/03/2022)