Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: Thực trạng và giải pháp.
- Ngày đăng: 15-05-2020
- 807 lượt xem
Pháp chế là chế độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý đời sống xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật. Công tác pháp chế được hiểu là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện một hoặc nhiều công việc cụ thể nhằm thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống. Pháp chế, công tác pháp chế có vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Nghị định 55/2011/CP-NĐ ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, theo đó, tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định đã quy định: “Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù riêng của từng địa phương và ở các cơ quan chuyên môn ngoài các cơ quan chuyên môn theo quy định. Phòng Pháp chế, công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn chịu sự quản lý, kiểm tra về công tác pháp chế của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.”
Tại tỉnh Quảng Trị, theo số liệu thống kê năm 2019, tại 14 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có 19 người kiêm nhiệm làm công tác pháp chế, chủ yếu phân công công chức làm công tác Thanh tra hoặc Văn phòng phụ trách. Đối với 05 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh quản lý, có 01 cán bộ làm chuyên trách, còn lại chỉ cử cán bộ kiêm nhiệm công tác pháp chế. Ở cấp tỉnh, công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh bao gồm các hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm tra, tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; công tác bồi thường nhà nước; công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp… ngoài ra, các văn bản pháp luật mới của từng lĩnh vực thường xuyên được sửa đổi, bổ sung đã gây khó khăn không nhỏ cho cán bộ pháp chế trong việc rà soát, hệ thống hóa và cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Với rất nhiều hoạt động, nhưng trên thực tế, chỉ có công chức kiêm nhiệm được phân công phụ trách, không có công chức chuyên trách làm công tác pháp chế, các chế độ tiền lương, phụ cấp được hưởng từ công việc khác chứ không phải từ công tác pháp chế. Do đó, hiệu quả đạt được của công tác pháp chế chưa cao, chưa thể triển khai toàn bộ các nội dung công tác pháp chế.
Vì vậy, để công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh ngày càng đáp ứng với yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, phù hợp với chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, thiết nghĩ cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
- Trong lúc chờ các Bộ ngành trung ương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, các cơ quan, đơn vị cần chủ động kiện toàn tổ chức pháp chế của cơ quan, đơn vị mình trong điều kiện không tăng thêm biên chế, quy định rõ chức năng nhiệm vụ pháp chế cho một phòng chuyên môn trong cơ quan, đơn vị để đảm nhiệm công tác pháp chế.
- Để nâng cao vị trí và vai trò của công tác pháp chế trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội nhằm tăng cường năng lực hoạt động của các cán bộ làm công tác pháp chế, các cơ quan quản lý nhà nước về pháp chế, các bộ ngành có liên quan thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, đào tạo kiến thức chuyên ngành cho cán bộ làm công tác pháp chế. Các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý quan tâm bố trí, tạo điều kiện để cán bộ pháp chế được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tham mưu có chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về pháp chế từ Trung ương làm cơ sở, điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ này ở địa phương./.
Thu Hà