Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021
- Ngày đăng: 21-12-2021
- 276 lượt xem
Thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017; Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; UBND tỉnh Quảng Trị đã bàn hành Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2020-2024; Kế hoạch số: 22/KH-UBND, ngày 05/02/2021 về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2021. Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện đã xây dựng Kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cơ quan, đơn vị.
1. Kết quả triển khai Kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp
- Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp: Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của địa phương, văn bản hành chính, chỉ đạo, điều hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, các các sở, ngành, UBND cấp huyện đã thường xuyên cập nhật những quy định mới của pháp luật và đưa các thông tin về những chính sách mới được ban hành trên Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh và các sở, ngành, UBND cấp huyện (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).
Hiện nay, ngoài việc tổ chức xây dựng chuyên trang hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của Doanh nghiệp củng như cung cấp thông tin về các hoạt động liên quan đến Doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Một số sở, ban, ngành cấp tỉnh, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn và UBND cấp huyện đã lập cơ sở dữ liệu riêng cho đơn vị mình như: Sở Tư pháp; Cục thuế tỉnh; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công thương ; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội...
Ngoài ra, các sở, ban, ngành cấp tỉnh thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý; Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Trong năm 2021, Sở Tư pháp đã tham mưu chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 99/ QĐ-UBND, ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh về việc công bố kết quả rà soát văn bản và danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của tỉnh Quảng Trị năm 2020; Cập nhật lên cơ sở dữ liệu pháp luật quốc giá 41 văn bản quy phạm pháp luật. Qua công tác rà soát, góp ý, thẩm định và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã giúp bãi bỏ được các văn bản liên quan đến điều kiện kinh doanh do tỉnh ban hành không còn phù hợp. Đảm bảo việc bàn hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính đúng thẩm quyền, thực sự cần thiết, hợp lý, minh bạch và khả thi.
- Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ: Các sở, ban, ngành có liên quan, UBND cấp huyện và các doanh nghiệp đã tích cực xây dựng, biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương ban hành có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung các tài liệu phổ biến văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề liên quan đến doanh nghiệp như: thực thi pháp luật về hợp đồng, sở hữu, thực hiện quyền sở hữu doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp, thực thi pháp luật về thuế, hải quan, pháp luật xử lý vi phạm trong kinh doanh, giải quyết tranh chấp, phá sản, pháp luật về cạnh tranh, nhượng quyền thương mại, trọng tài thương mại, Bộ luật Lao động, pháp luật về Bảo hiểm; Chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…cụ thể như:
+ Sở Tư pháp phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và các Sở ngành có liên quan thực hiện 24 chuyên mục “pháp luật và đời sống” phát trên sóng truyền hình.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh thực hiện 11 chuyên mục Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Báo Quảng trị xậy dựng 03 chuyên trang (12 bài báo) có nội dung giới thiệu, phổ biến các hoạt động trong tài nguyên môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh.
+ Sở Công thương đã phối hợp với Đài PTTH tỉnh Quảng Trị phát sóng 11 chuyên mục “Trang Công Thương Quảng Trị”, thực hiện biên tập và phát hành 01 số Đặc san Công Thương Quảng Trị, cập nhật 14 tin, bài, thông tin của ngành lên Website khuyencong.quangtri.gov.vn. Phối hợp với báo Công thương (Bộ Công thương) bản tin khuyến công của Cục Công nghiệp địa phương và Báo Quảng Trị thực hiện 10 tin, bài.
+ Một số UBND cấp huyện đã chỉ đạo các phòng ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện lắp đặt Panô tuyên truyền; thành lập các Fanpage tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và trên mạng xã hội nhằm thông tin, giới thiệu nhanh nhất các chính sách pháp luật đến doanh nghiệp, người dân…
- Tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của từng doanh nghiệp; lựa chọn và giới thiệu các văn bản pháp luật có nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như: Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bảo hiểm xã hội, công tác an toàn - vệ sinh lao động,...để người quản lý doanh nghiệp nhận thức, nâng cao hiểu biết về pháp luật, từng bước đưa pháp luật trở thành một trong những công cụ pháp lý quan trọng để doanh nghiệp áp dụng trong thực tế, đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, cụ thể như:
+ Sở Tư pháp phối hợp với UBND huyện Cam Lộ, huyện Đakrông tổ chức 03 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
+ Sở Lao động -Thương bình và Xã hội: Tổ chức 6 hội nghị tập huấn pháp luật cho lao động và người sử dụng lao động, với 550 lượt người tham gia. Phối hợp với liên đoàn Lao động tỉnh tham mưu UBND tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng tháng hành động ATVSLĐ và tháng công nhân năm 2021. Ngoài ra, theo đề nghị của các doanh nghiệp Sở Lao động thương binh và xã hội đã tổ chức 02 hội nghị phổ biến kiến thức về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho trên 200 lao động.
Các đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã tổ chức được hơn 30 cuộc tuyên truyền sâu rộng các Luật, văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ về kinh doanh cho doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn.
- Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp: Nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển và phát triển bền vững, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chú trọng tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn, giải đáp pháp luật và các nội dung liên quan đến các lĩnh vực pháp luật, lao động, đầu tư, thủ tục hành chính,...Đối với những trường hợp doanh nghiệp có nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, liên quan đến nhiều doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã phối hợp, tổ chức giải đáp bằng văn bản gửi các doanh nghiệp đồng thời tổ chức giải đáp tại buồi làm việc, cụ thể:
+ Sở Lao động- Thương binh và xã hội: Đã tổ chức hội nghị người lao động và đối thoại, trả lời, giải đáp các vướng mắc về pháp luật lao động tại 04 doanh nghiệp, với sự tham gia của 300 lao động, tiếp gần 160 lượt người và giải đáp với trên 250 câu hỏi và vướng mắc về chế độ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, dạy nghề; trả lời 07 đơn thư hỏi và kiến nghị.
+ UBND tỉnh, UBND cấp huyện đã tổ chức hội nghị đối thoại và gặp mặt doanh nghiệp năm 2021, để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Các kiến nghị, khó hăn, vướng mắc của doing nghiệp đều được UBND tỉnh, UBND cấp huyện giải đáp kịp thời, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kính doanh thuận lợi.
- Ngày 08/11/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3555/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
2. Một số khó khăn, vướng mắc.
- Việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhằm khẳng định sự quan tâm, đồng hành của Lãnh đạo tỉnh, sự tạo điều kiện hỗ trơ, phối hợp của các cấp chính quyền, thông qua các hoạt động truyền thông để tạo ra sự lan tỏa, thay đổi tư duy, nhận thức về vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm; từ đó tạo động lực, thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, nhận thức của một số doanh nghiệp vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong xu thế hội nhập, phát triển.
- Sự phối hợp, hợp tác từ phía doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực sự hiệu quả. Nhiều chương trình, kế hoạch, hội nghị tập huấn tổ chức nhưng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia thiếu tích cực. Các hội, Hiệp hội doanh nghiệp chưa thực sự phát huy vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước, gữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định còn có sự chồng chéo, mẫu thuẫn với nhau, thường xuyên thay đổi, dẫn đến một số thể chế, chính sách chưa được thực hiện đã bị thay đổi, điều này dẫn đến khi trả lời tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp chưa được thỏa đáng, đầy đủ các nội dung.
- Công tác phối hợp trong triên khai các hoạt động giữa các ngành, các cấp và ở các huyện, thị, thành phố chưa được thường xuyên. Một số Sở, ngành và địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo, tổ cức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Các nội dung liên quan đến hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công tác của nhiều ngành. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cơ chế phối hợp hoàn chỉnh nhằm đảm bảo việc tổ chức thực hiện các nội dung liên quan được nhịp nhàng, ổn định thường xuyên để vừa đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn, vừa phát huy nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Về bộ máy, nhân sự đội ngũ công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn hạn chế về số lượng, chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện, chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa dành thời gian thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Việc thực hiện giải đáp các vướng mắc cho doanh nghiệp nhiều khi chỉ trả lời chung chung, điều đó phần nào đã làm ảnh hướng đến việc khai thác cũng như tiếp cận các quy định pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Về dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn lực: hiện nay số lượng cá nhân, tổ chức hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp tại Quảng Trị còn rất hạn chế. Phần lớn là chuyên sâu trong lĩnh vực tố tụng, vì vậy doanh nghiệp muốn tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý của những cá nhân am hiểu pháp lý chuyên ngành, chuyên sâu không phải lúc nào cũng dễ thực hiện.
- Do điều kiên ngân sách của Tỉnh còn khó khăn nên việc bố trí kinh phí cho công tác này chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và chưa được thường xuyên.
3. Một số đề xuất, kiến nghị:
- Quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tuy đã được điều chỉnh song vẫn còn chung chung khó triển khai thực hiện; việc cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp còn nhiều bất cập vì một số thủ tục hành chính muốn cải cách cần phải có thời gian sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, quy trình liên quan và việc cải cách thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cơ quan, do vậy cải cách thủ tục hành chính chỉ thành công khi mọi khâu đều quyết tâm đổi mới và thực hiện đồng bộ.
- Bộ Tư pháp cần tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, việc khảo sát có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đại diện của doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, đối thoại các chuyên đề pháp luật về kinh doanh cho doanh nghiệp, thông qua đó để thiết lập được diễn đàn trao đổi đa chiều, để lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp, từ đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật
- Đề nghị Bộ Tư pháp xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp và Liên đoàn luật sư, Trung ương Hội Luật gia để cử ra các luật sư, luật gia có nhiều kinh nghiệm tư vấn, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp. Duy trì và phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, ưu tiên các địa phương có địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các hình thức tư vấn trực tiếp mang lại hiệu quả cao, thiết thực cho doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa phương
Tăng cường xây dựng, đăng tải, phát sóng các chương trình phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp trên đài, báo, tạp chí, bản tin và các phương tiện truyền thông khác. Trong đó, chú trọng tuyên truyền những điểm mới của pháp luật về kinh doanh hiện hành, phân tích những tác động của sự thay đổi đó đối với hoạt động của doanh nghiệp; cung cấp các tình huống pháp lý, những vướng mắc trong thực tiễn thường gặp và cảnh báo những rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp không tuân thủ quy định, từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
- Kiến nghị Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ nghiên cứu trình Chính phủ xem xét bố trí biên chế để kiện toàn tổ chức pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, ngày 04/7/2011 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
- Thúc đẩy việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó quan tâm bổ sung cho các địa phương có địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để hỗ trợ cho doanh nghiệp, khởi nghiệp.
- Bộ Tư pháp sớm trình Thủ tướng chính phủ ban hành đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”./.
Nguyễn Đức Linh
Thanh Tra Sở
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 (29/03/2022)
- Uỷ ban tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2021 (29/03/2022)
- Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: Những kết quả đã đạt được và những vấn đề cần quan tâm triển khai thực hiện trong thời gian tới (29/03/2022)
- Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 (29/03/2022)
- Chương trình hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020-2024 (29/03/2022)
- Dự thảo Chương trình hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp (29/03/2022)
- UBND TỈNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2020 (29/03/2022)