Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác tư pháp và cải cách tư pháp theo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Ngày đăng: 12-10-2023
- 229 lượt xem
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác tư pháp và cải cách tư pháp là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng một xã hội đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động tư pháp với trọng trách to lớn của mình là bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Để đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng nền tư pháp Việt Nam cần thực hiện tốt các yếu tố cấu thành như: thể chế tư pháp; thiết chế tư pháp và bổ trợ tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm bảo đảm cho hoạt động tư pháp; ý thức pháp luật về tư pháp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền tư pháp Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định “Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tư pháp và cải cách tư pháp, thời gian qua, công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh được tiến hành thường xuyên, liên tục với những hình thức đa dạng, phong phú. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy cơ sở đã đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung, nhiệm vụ cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp đã tăng cường phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ ngành và công tác cải cách tư pháp gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền trong thời gian qua tập trung vào các nội dung cơ bản như: tuyên truyền chủ trương, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX); Kế hoạch số 08-KH/BCĐCCTPTW ngày 19/11/2020 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương triển khai thực hiện Kết luận số 84-KL/TW. Việc quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác cải cách tư pháp được thực hiện nghiêm túc qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được tiến hành bằng nhiều hình thức khác như: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc định hướng tuyên truyền các chủ trương, đường lối, quan điểm, nhiệm vụ cải cách tư pháp được xác định trong Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị. Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Trị đã xây dựng các chuyên trang chuyên mục về công tác tư pháp và cải cách tư pháp; tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản luật, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, nhiều bài viết đã được đăng trên các trang “Phổ biến pháp luật”, trên Báo Quảng Trị; các chuyên mục “Pháp luật và đời sống”, “Cải cách hành chính”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền về tư pháp và cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải khắc phục trong thời gian tới như: Công tác thông tin tuyên truyền có lúc còn chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Hình thức tuyên truyền chưa đa dạng. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên có lúc còn chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác tuyên truyền còn thiếu chặt chẽ.
Vì vậy, để phát huy những kết quả đã đạt được, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tư pháp và cải cách tư pháp trong thời gian tới cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành và nhân dân về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Chú trọng mở rộng đối tượng thông tin, tuyên truyền, phổ biến đến tất cả các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đoàn thể để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức, sự ủng hộ, tham gia tích cực đối với quá trình cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.
Thứ hai, tiếp tục đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền như thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm về cải cách tư pháp; lồng ghép nội dung về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp vào chương trình giảng dạy pháp luật ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống trường Chính trị tỉnh, các cơ sở đào tạo luật.
Thứ ba, cần chú trọng định hướng thông tin, tuyên truyền về công tác tư pháp và cải cách tư pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. đưa tin kịp thời và chính xác công tác đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp.
Thứ tư, thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, đảm bảo việc tham mưu rà soát, công bố, công khai, niêm yết kịp thời 100% thủ tục hành chính ở các sở, ngành, địa phương, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc. Nâng cao chất lượng các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa, xây mới, nâng cấp trụ sở làm việc cho các cơ quan tư pháp; chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, sử dụng ngân sách, kinh phí nghiệp vụ chặt chẽ, đúng mục đích, đúng nguyên tắc, tiết kiệm, hiệu quả.
Xuân Ngọc -Trường Chính trị Lê Duẩn
- Một số giải pháp phát huy vai trò của tổ chức đoàn trong phòng, chống tảo hôn ở Quảng Trị (09/10/2023)
- Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. (05/10/2023)
- Công đoàn - Chi đoàn Sở Tư pháp tổ chức Chương trình “Đêm hội trăng rằm” cho các cháu thiếu niên nhi đồng (04/10/2023)
- Công văn số: 340/PBGDPL-TTPB ngày 28/7/2023 về việc đăng tải Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trfong quá trình xây dựng VBQPPL (21/06/2024)
- Quảng Trị đạt giải khuyến khích hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. (19/10/2023)
- Nội dung của Kế hoạch triển khai Kết luận Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ năm (22/09/2023)
- Quy định mới về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở (03/10/2023)
- Chính sách mới cán bộ, công chức từ tháng 9/2023 (29/08/2023)
- Kết quả đạt được trong 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ. (26/09/2023)
- Tìm giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật tại Quảng Trị (28/08/2023)