Chi tiết - Sở Tư pháp

 

Năm 2021, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp ở nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn đến công việc, cuộc sống, sinh hoạt của người dân, nhất là những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, có thể làm gia tăng số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các diện người được trợ giúp pháp lý khác trong điều kiện áp dụng chuẩn nghèo mới... Ngày 10/8/2021, Cục Trợ giúp pháp lý đã ban hành văn bản số 356/CTGPL-CS&QLNV về hưởng ứng ngày thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý (06/9), ngày Vì người nghèo (17/10) và ngày Pháp luật Việt Nam (09/11) năm 2021. Trong đó, yêu cầu Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý có điểm nhấn, trọng tâm trong các tháng 9, 10 và 11 (bắt đầu từ 01/9/2021 đến 30/11/2021) phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19, với các nội dung:

      1. Chú trọng công tác truyền thông trợ giúp pháp lý.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chú trọng tổ chức các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý với các hình thức đa dạng, linh hoạt, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng trợ giúp pháp lý tại địa bàn, chú ý đến nhóm đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tùy vào tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của địa phương, Trung tâm chủ động nắm bắt nhu cầu trợ giúp pháp lý, truyền thông và kịp thời thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân, trong đó chú trọng truyền thông các vụ việc trợ giúp pháp lý thành công, được dư luận xã hội quan tâm.

      2. Tăng cưng ng dụng công nghệ thông tin trong công tác trợ giúp pháp lý.

Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật vụ việc, nhân sự và các thông tin khác lên Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, đẩy mạnh thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý trên môi trường mạng ở cấp độ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

      Tích cực viết tin, bài trên các Trang thông tin điện tử về các gương người tốt việc tốt, nhất là trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng thành công, hiệu quả. Kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương các Chi nhánh trợ giúp pháp lý, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý làm việc hiệu quả, các cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác trợ giúp pháp lý.

      3. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là vụ việc tham gia tố tụng và các vụ việc liên quan đến chế độ chính sách, việc làm cho người được trợ giúp pháp lý.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý, đặc biệt là các vụ việc tham gia tô tụng và các vụ việc liên quan đến chế độ chính sách, việc làm cho người được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Chủ động phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng nâng cao hiệu quả phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng, chú trọng việc giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý giúp người được trợ giúp pháp lý nói chung, người bị buộc tội, bị hại là người được trợ giúp pháp lý nói riêng thuận lợi trong việc tiếp cận Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, uy tín của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo yêu câu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp.

      Việc thực hiện các hoạt động trên bảo đảm tuân thủ quy định hiện hành về phòng, chống dịch Covid-19.

 

                                                                                                Lan Chi