Chi tiết - Sở Tư pháp
- '
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Tin tức - Nghiên cứu trao đổi
- Tin tức chuyên ngành
- Phổ biến, giáo dục PL
- Xây dựng, kiểm tra VPQPPL
- Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp
- Pháp chế
- Bồi thường nhà nước
- Cải cách hành chính, Kiểm soát TTHC
- Quản lý xử lý VPHC, theo dõi THPL
- Hành chính tư pháp
- Thanh tra, Kiểm tra
- Bổ trợ tư pháp
- Công chứng, chứng thực
- Tổ chức - Đào tạo
- Thống kê, tổng hợp
- Tin tức, sự kiện
- Hoạt động của đơn vị trực thuộc ▼
- Hoạt động tư pháp địa phương
- Nghiên cứu, trao đổi
- Hoạt động Đảng, Đoàn thể
- Tin khác ▼
- Tin tức chuyên ngành
- Chỉ đạo điều hành
- Khen thưởng - Xử phạt
- Văn bản mới
- Chiến lược - Quy hoạch, Kế hoạch
- Album ảnh
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ LUẬT THANH TRA NĂM 2022
- Ngày đăng: 16-06-2023
- 501 lượt xem
Câu 1.
Hỏi: Pháp luật quy định những hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm trong hoat động thanh tra?
Trả lời: Theo Điều 8 của Luật Thanh tra năm 2022 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra:
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.
2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.
5. Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.
6. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.
7. Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
8. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
9. Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
Câu 2.
Hỏi: Các cơ quan nào có chức năng thực hiện thanh tra hiện nay?
Trả lời: Theo Điều 9 của Luật Thanh tra 2022 quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm:
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
- Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
- Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
- Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
- Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
- Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Câu 3.
Hỏi: Thanh tra tỉnh có vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 22 của Luật Thanh tra quy định vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh và Điều 23 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh như sau:
* Vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là kế hoạch thanh tra của tỉnh), hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
c) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
đ) Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra;
e) Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
g) Thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
h) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
i) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết;
k) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
l) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Câu 4 .
Hỏi: Thanh tra sở có vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 26 của Luật Thanh tra quy định vị trí, chức năng của Thanh tra sở và Điều 27 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở như sau:
* Vị trí, chức năng của Thanh tra sở
1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra sở được thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của luật;
b) Tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ;
c) Tại sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao.
3. Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, Giám đốc sở giao đơn vị thuộc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
4. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra sở
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra sở giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, báo cáo Giám đốc sở xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra sở trong kế hoạch thanh tra của tỉnh; thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân thuộc sở; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước;
c) Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra sở và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Câu 5.
Hỏi: Thanh tra huyện có vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 30 của Luật Thanh tra quy định vị trí, chức năng của Thanh tra huyện và Điều 31 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện như sau:
* Vị trí, chức năng của Thanh tra huyện
1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra huyện
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra huyện giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra huyện trong kế hoạch thanh tra của tỉnh; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra huyện và quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.
2. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Câu 6.
Hỏi: Hoạt động thanh tra được tiến hành theo những hình thức nào?
Trả lời: Theo Điều 46 của Luật Thanh tra quy định các hình thức thanh tra:
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch thanh tra đã được ban hành.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Câu 7.
Hỏi: Một cuộc thanh tra hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 49 của Luật Thanh tra quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Câu 8.
Hỏi: Một quyết định thanh tra được ban hành cần có những căn cứ nào?
Trả lời: Theo Điều 51 của Luật Thanh tra quy định phải có một trong những căn cứ sau để ban hành một quyết định thanh tra:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
5. Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
Câu 9.
Hỏi: Cơ quan thanh tra cấp trên phải tiến hành thanh tra lại trong trường hợp nào?
Trả lời: Theo Điều 56 của Luật Thanh tra quy định việc thanh tra lại như sau:
1. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
d) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
2. Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra lại phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này và phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra của cuộc thanh tra trước đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Câu 10.
Hỏi: Trong hoạt động thanh tra, Đoàn Thanh tra được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 60 của Luật Thanh tra quy định Đoàn thanh tra như sau:
1. Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và tự giải thể sau khi Trưởng đoàn thanh tra bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra.
2. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác. Thành viên khác của Đoàn thanh tra bao gồm Thanh tra viên và người khác tham gia Đoàn thanh tra nhưng không phải là Thanh tra viên.
Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.
Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.
Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
3. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thanh tra trưng tập Thanh tra viên của cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc người có chuyên môn, nghiệp vụ ở cơ quan, đơn vị khác tham gia Đoàn thanh tra. Việc trưng tập và tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người được trưng tập do Chính phủ quy định.
4. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra phải là người có phẩm chất đạo đức và chuyên môn tốt, không có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
5. Người ra quyết định thanh tra có thể đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Câu 11.
Hỏi: Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn Thanh tra khi được thành lập để thực hiện chức năng thanh tra được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 65 của Luật Thanh tra quy định địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra:
1. Đoàn thanh tra làm việc tại trụ sở, nơi làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, trụ sở cơ quan tiến hành thanh tra hoặc tại nơi tiến hành kiểm tra, xác minh theo kế hoạch tiến hành thanh tra.
2. Đoàn thanh tra làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi với đối tượng thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra và việc thay đổi địa điểm, thời gian làm việc phải được thông báo trước đến đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Câu 12.
Hỏi: Trong quá trình tiến hành thanh tra phát hiện có hành vi vi phạm thì phải xử lý như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 68 của Luật Thanh tra quy định xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra như sau:
1. Người tiến hành thanh tra phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền được quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để chấm dứt hành vi vi phạm, kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; trong trường hợp vi phạm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
2. Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì buộc chấm dứt hành vi vi phạm đó, xem xét áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, tiến hành xử phạt ngay theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà không phải đợi kết luận thanh tra.
3. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo để người ra quyết định thanh tra chuyển ngay hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết.
Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt; người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thanh tra về kết quả giải quyết vụ việc; trường hợp hết thời hạn xem xét giải quyết kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố không nhận được thông báo bằng văn bản hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết thì trao đổi với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để làm rõ lý do, nếu vẫn không đồng ý thì kiến nghị với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên xem xét, giải quyết và báo cáo cơ quan thanh tra cấp trên.
4. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm hoặc vi phạm nghĩa vụ của đối tượng thanh tra quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Câu 13.
Hỏi: Cuộc thanh tra phải tạm dừng thanh tra khi nào?
Trả lời: Theo Điều 70 của Luật Thanh tra quy định tạm dừng cuộc thanh tra khi:
1. Người ra quyết định thanh tra quyết định tạm dừng cuộc thanh tra trong trường hợp sau đây:
a) Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra;
b) Đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra mà có lý do chính đáng và được người ra quyết định thanh tra đồng ý; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra không quá 30 ngày.
2. Khi tạm dừng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét hủy bỏ biện pháp đã áp dụng hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhưng phải bảo đảm không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
3. Người ra quyết định thanh tra quyết định tiếp tục cuộc thanh tra khi lý do của việc tạm dừng cuộc thanh tra không còn hoặc hết thời hạn tạm dừng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, quyết định tiếp tục cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
Câu 14.
Hỏi: Cuộc thanh tra bị đình chỉ trong trường hợp nào?
Trả lời : Theo Điều 71 của Luật Thanh tra quy định đình chỉ cuộc thanh tra như sau:
1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;
b) Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;
c) Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra;
d) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có văn bản yêu cầu đình chỉ cuộc thanh tra;
đ) Thuộc trường hợp chồng chéo, trùng lặp đã được xử lý theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
2. Khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền trong quá trình thanh tra.
3. Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
Câu 15.
Hỏi: Khi tiến hành thanh tra trực tiếp thì việc kết thúc cuộc thanh tra được thực hiện như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 72 của Luật Thanh tra quy định kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp như sau:
Khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra và thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra biết; trường hợp cần thiết thì tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
Câu 16.
Hỏi: Việc báo cáo kết quả thanh tra được thực hiện như thế nào? Gồm những nội dung gì?
Trả lời: Theo Điều 73 của Luật Thanh tra quy định về báo cáo kết quả thanh tra như sau:
1. Sau khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thanh tra gửi đến người ra quyết định thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;
b) Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
c) Ý kiến khác nhau (nếu có) giữa thành viên khác của Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra;
d) Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có).
2. Trường hợp qua thanh tra phát hiện có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì trong báo cáo kết quả thanh tra còn phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực theo các mức độ sau đây:
a) Yếu kém về năng lực quản lý;
b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;
c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng, tiêu cực.
3. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả.
4. Thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được tính từ ngày Đoàn thanh tra kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp và được quy định như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;
b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;
c) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
Phòng PBGDPL&TDTHPL
- BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI (15/06/2023)
- ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (15/06/2023)
- Làm tốt vai trò cầu nối đưa pháp luật đến với cộng đồng ở Đakrông (15/06/2023)
- Công văn số: 1080/STP-PBGDPL&TDTHPL ngày 09/6/2023 V/v hướng dẫn báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở (12/06/2023)
- Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn thị xã Quảng Trị. (08/06/2023)
- Công văn 1016/STP-HCTP&BTTP ngày 07/6/2023 V/v tham gia ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. (08/06/2023)
- Phụ nữ Quảng Trị nỗ lực trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (05/06/2023)
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn xã A Dơi, huyện Hướng Hóa (25/05/2023)
- Tà Long: Truyền thông về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết. (25/05/2023)
- Dự thảo Nghị định Quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp (23/05/2023)